• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thị trường Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu thủy sản Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Bộ NN&PTNT cho biết chỉ trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng 85,2% so với cùng kỳ năm 2021.

26/10/2022 16:08
Thị trường Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu thủy sản Việt Nam  - Ảnh 1.

Xuất khẩu cá tra trong trong 10 tháng năm 2022 tăng 76,5% so với cùng kỳ năm 2021 - Ảnh minh họa

Viện Chính sách NN&PTNT (Bộ NN&PTNT) vừa công bố thống kê trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 10/2022 ước đạt 900 triệu USD, đưa trị giá xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2022 đạt 9,39 tỷ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu cá tra ước đạt 183 triệu USD, đưa trị giá xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022 lên 2,063 tỷ USD, tăng 76,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Với mặt hàng tôm, giá trị xuất khẩu trong tháng 10/2022 ước đạt 444 triệu USD. Lũy kế 10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm ước đạt 3.840 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu thủy sản Việt Nam, gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị nhập khẩu chiếm 50,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tại hầu hết cả các thị trường, trừ thị trường Nga (giảm 11%). Trong đó, thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là Trung Quốc (tăng 85,2%).

Tại thị trường nội địa, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 10 nhìn chung trong mặt bằng giá 30.500 đồng/kg cá cỡ 800 g-1 kg sau khi giảm từ giữa tháng 9. Các công ty lớn chủ yếu bắt cá trong hệ thống cho các hợp đồng mới ký. Giá cá tra giống cỡ 28-35 con/kg tại hầu hết các địa phương thuộc ĐBSCL và Đông Nam Bộ giảm 3.000 – 5.000 đồng/kg so với tháng trước về mức 32.000 – 33.000 đồng/kg do thời tiết không thuận lợi khiến giao dịch bắt giống chậm lại.

Hiện, giá cá tra nguyên liệu tại vùng ĐBSCL cao hơn khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tháng. Những tháng qua, dù giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên mức khá cao so với năm trước, nhưng người dân vẫn hạn chế thả nuôi cá tra thương phẩm do thiếu vốn, giá giá cá đầu ra không ổn định. Do giá thức ăn và nhiều chi phí đầu vào phục vụ nuôi cá tra liên tục tăng nên giá thành nuôi cá tra tại nhiều hộ dân đã ở mức 27.000 - 28.000 đồng/kg.

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL về cuối tháng có xu hướng giảm do nhu cầu yếu trong bối cảnh xuất khẩu trầm lắng do ảnh hưởng bởi lạm phát và căng thẳng tại Ukraine. Tại Bạc Liêu, giá trung bình tôm sú ướp đá cỡ lớn 20 con/kg hiện ở mức 260.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 9; cỡ 30 con/kg giảm 50.000 đồng/kg còn 210.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg giữ 180.000 đồng/kg.

Giá tôm thẻ chân trắng ướp đá cỡ 40 con/kg hiện ở mức 125.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg; cỡ 60 con/kg ở mức 100.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; cỡ 100 con/kg 85.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.

Đỗ Hương