• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thị uy, 1 trong 3 chiến lược đối ngoại của Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 6/6 phân tích, kể từ khi lên nắm quyền ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn phong cách giấu mình chờ thời lâu nay, chủ động ra tay ở Biển Đông và biển Hoa Đông với chiến lược đối ngoại hoàn toàn mới gồm 3 mũi giáp công: Hữu hảo, nói lý và thị uy.

08/06/2014 12:05
Trong lúc Bắc Kinh ra sức "hữu hảo" với Nga, châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Á, ASEAN và đồng thời "nói lý" với cộng đồng quốc tế bằng cách đưa ra các khái niệm mới về an ninh hay "giấc mộng Trung Hoa, phục hưng Trung Quốc" thì điều đáng nói là họ lại dùng thủ đoạn "thị uy thích đáng" với láng giềng.

Sự "thị uy" của giới lãnh đạo Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất qua phát biểu của Tập Cận Bình tại hội nghị Bộ Chính trị hôm 28/1/2013: "Trung Quốc mong muốn phát triển, nhưng quyết không hy sinh lợi ích quốc gia của mình. Dù là quốc gia nào cũng đừng mơ Trung Quốc sẽ chấp nhận đem các "lợi ích cốt lõi" của mình đi đổi chác, đừng mơ Trung Quốc sẽ chấp nhận ăn "trái đắng" tổn hại đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia".

Tuyên bố này cho thấy rõ lập trường mới của lãnh đạo Trung Quốc, nó được giới quan sát xem như dấu hiệu bắt đầu thời đại "mô hình ngoại giao Tập Cận Bình". Từ khi nhậm chức, mỗi lần đi đến đâu Tập Cận Bình cũng ưu tiên thị sát quân đội và nhấn mạnh sẵn sàng chiến đấu với khẩu hiệu: Có lệnh là đi, đã đi là biết đánh và đã đánh là phải thắng.

Gần đây Trung Quốc không ngừng bộc lộ các loại vũ khí chiến lược tiên tiến của mình, tập trận quân sự thường xuyên liên tục dường như cố phát đi thông điệp rằng, sau 30 năm không tham chiến, Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là "lợi ích quốc gia cốt lõi" của mình. Cuộc khủng hoảng Ukraine vừa qua đã tạo cho Bắc Kinh cơ hội để thực hiện tham vọng này.

Ông Jyrki Kallio - một nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Phần Lan mới đây có bài viết cho rằng, trong quá trình hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa”, nếu không cẩn thận thì có vẻ như nó sẽ biến thành những “cơn ác mộng”.

Ông Jyrki Kallio viết: Đối với nhiều nhà quan sát ở phương Tây, việc hiện thực hóa “giấc mơ” đó có nghĩa là Trung Quốc, sẽ không bao giờ chấp nhận chơi trò chơi trong quan hệ quốc tế theo luật do Mỹ thảo ra. Hiện nay, người ta nói quá nhiều về sự nổi lên của Trung Quốc, thứ được coi như một nguy cơ đối với sự ổn định của trật tự quốc tế. 

Một điều hiển nhiên là Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa của khu vực. Việc tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt ở Biển Đông, có thể đưa đến khủng hoảng. Trung Quốc coi vấn đề chủ quyền quốc gia là quan trọng. Trong khi, khái niệm tổng thể của phục hưng dân tộc là dựa trên quan niệm Trung Quốc phải rũ bỏ tất cả những gì gọi là tàn dư của chế độ thực dân để lại. Những bài học lịch sử của thế giới sẽ được nghiên cứu kỹ. Nhưng điều đó không có nghĩa Trung Quốc sẽ biến những bài học đó thành hiện thực.

Đối với khu vực, mặc dù Trung Quốc có cứng rắn lên trong vấn đề đòi hỏi chủ quyền biển đảo, song Trung Quốc không muốn để các vấn đề trên biển ảnh hưởng đến kinh tế khu vực. Có thể, khi lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy đất nước đã đủ mạnh, họ có thể sẵn sàng nhượng bộ đôi chút với các nước láng giềng. Tuy nhiên, nếu bị đe dọa, các quốc gia láng giềng của Trung Quốc có thể sẽ không hề nhân nhượng.

                                                 Nguyễn Chiến (tổng hợp)