Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Giang Văn Trụ phản ánh việc từ năm 2014 đến nay gia đình không nhận được các trợ cấp liên quan đến việc thờ cúng, lễ tết đối với liệt sĩ Đỗ Thế Biên tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.
(Chinhphu.vn) – Bố vợ của ông Lê Trịnh Thân (Quảng Ngãi) là con liệt sĩ. Ông Thân hỏi, bố vợ ông có được hưởng trợ cấp 1.515.000 đồng/tháng theo Nghị định 99/2018/NĐ-CP không? Từ trước đến nay bố vợ ông chỉ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 500.000 đồng/năm.
(Chinhphu.vn) – Thân nhân liệt sĩ (không quá ba người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ khi thăm viếng mộ liệt sĩ được Nhà nước hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn mỗi năm một lần.
(Chinhphu.vn) - Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội hiện hành và tổng thể mặt bằng chính sách chung, đối với những người đang thờ cúng liệt sĩ không phải là thân nhân liệt sĩ như đã nêu trên thì chưa có cơ sở cấp thẻ BHYT.
(Chinhphu.vn) - Ông bà của ông Lê Phúc Khang (tỉnh Hà Nam) sinh được 3 người con, người con thứ nhất là liệt sĩ không có vợ, con (đi tu, tham gia hoạt động cách mạng và hy sinh). Nay, 3 người con của ông bà đã chết. Ông Khang hỏi, ai sẽ là người thờ cúng liệt sĩ? Gia đình ông hay nhà chùa nơi bác của ông đi tu trước đây?
(Chinhphu.vn) - Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con thì một người đại diện được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất uỷ quyền bằng biên bản sẽ là người thờ cúng liệt sĩ hợp pháp và được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. Người đại diện hoàn toàn do gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ tự quyết định.
(Chinhphu.vn) – Liệt sĩ Trần Xuân Mão hy sinh ngày 18/10/1954 khi làm nhiệm vụ tại nước bạn Lào. Từ năm 1954 đến năm 1972, bố đẻ liệt sĩ là ông Trần Văn Quốc đã được hưởng đầy đủ các chế độ của liệt sĩ. Năm 1972, bố đẻ liệt sĩ chết, ông Trần Văn Tú là cháu ruột của liệt sĩ Trần Xuân Mão duy trì việc thờ cúng liệt sĩ từ đó đến nay.
(Chinhphu.vn) – Người chú của ông Nguyễn Minh Diệp (Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội) là liệt sĩ, hy sinh tại mặt trận phía Nam. Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Diệp đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện chế độ hỗ trợ đối với gia đình thân nhân liệt sĩ khi đi tìm kiếm mộ liệt sĩ.
(Chinhphu.vn) – Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định chế độ thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, do đó không có thủ tục ủy quyền thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
(Chinhphu.vn) – Điều 21 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định, liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng.
(Chinhphu.vn) – Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét nâng mức trợ cấp cho người thờ cúng Mẹ Việt Nam anh hùng, người thờ cúng liệt sĩ vì mức trợ cấp hiện nay là quá thấp.
(Chinhphu.vn) – Ông nội của bà Trần Thị Mỹ Hạnh (tỉnh Trà Vinh) là liệt sĩ. Trước năm 2002, chú của bà Hạnh là người thờ cúng liệt sĩ. Sau đó chú của bà đi làm việc ở địa phương khác và bố của bà đã thực hiện việc thờ cúng liệt sĩ nhưng không có Giấy ủy quyền của người chú.
(Chinhphu.vn) - Gia đình bà Hoàng Thị Phiến có 2 liệt sĩ là Hoàng Văn Phiên và Lưu Văn Long. Khi bố, mẹ của 2 liệt sĩ chết (vào các năm 1992, 2000, 2003), gia đình bà đã tổ chức mai táng. Vậy, gia đình bà Phiến có được nhận trợ cấp mai táng phí không ?
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Huê (tỉnh Vĩnh Long) trước đây có chồng và 2 người con, chồng bà tham gia cách mạng và hy sinh năm 1960. Năm 1964, bà Huê tái giá sinh được 4 người con, người chồng sau của bà cũng tham gia cách mạng và hy sinh năm 1972.
(Chinhphu.vn) – Ông Hoàng Văn Liên thắc mắc: Anh ruột tôi là liệt sĩ, đã có vợ, nhưng vợ đã chết năm 2007, không có con. Mẹ đẻ tôi năm nay đã 95 tuổi, không đủ sức khỏe để đi thăm viếng mộ liệt sĩ. Vậy anh, em ruột tôi đi thăm viếng mộ liệt sĩ thì có được hỗ trợ kinh phí không?
(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Khuất Thanh Tú, bà nội ông có em trai là liệt sĩ. Bà ông đã được hưởng chế độ đối với gia đình liệt sĩ. Sau khi bà ông chết, bố ông Tú tiếp tục thờ cúng liệt sĩ. Nay bác họ ông Tú đề nghị được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ. Ông Tú hỏi, như vậy có hợp pháp không?
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Văn Trọng (Ứng Hòa, Hà Nội) có em trai là Nguyễn Trọng Ngọc, khi em ông lên 7 tuổi, do gia đình khó khăn nên mẹ ông đã cho gia đình ông bà Nguyễn Trọng Chuyển ở cùng huyện nhận nuôi em ông. Năm 1971, em ông Trọng nhập ngũ và hy sinh vào năm 1972.
(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hương (tỉnh Thừa Thiên Huế), nhà bà Hương có 3 liệt sĩ ở TP. Huế, ngày 27/7/2014 gia đình bà nhận được 700.000 đồng tiền trợ cấp.
(Chinhphu.vn) – Bà Đinh Thị Khuyên, trú tại thôn Vũ Xá, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, đề nghị giải quyết chế độ mai táng phí cho bà ngoại (chết năm 2003) là mẹ liệt sĩ chống Pháp Nguyễn Văn Bổn.
(Chinhphu.vn) – Vừa qua 3 anh em ông Lê Đức Anh Tuấn (Thanh Hóa) đi thăm viếng mộ người anh ruột là liệt sĩ. Khi làm thủ tục thanh toán, tuy đã có giấy tờ hợp lệ theo quy định, nhưng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chỉ thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho 1 người. Việc thanh toán như vậy đúng hay sai?