• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời tiết nóng ẩm tăng nguy cơ bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm

(Chinhphu.vn) - Vào thời điểm đầu mùa hè, thời tiết nóng ẩm tại miền Bắc và bắt đầu mùa mưa tại miền Trung, miền Nam cùng với sự giao lưu đi lại của người dân tăng cao, ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh chưa tốt... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp.

29/04/2022 15:12
Thời tiết nóng ẩm – nguy cơ bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm - Ảnh 1.

Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Theo nhận định của Bộ Y tế, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp thường gặp vào và ghi nhận số mắc tăng cao, thậm chí có thể bùng phát thành dịch lớn vào mùa hè như: Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền, bệnh tiêu chảy do virus Rota, bệnh tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, viêm não do virus, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản...

Bệnh sốt xuất huyết có thể gia tăng

Hiện nay, trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên cũng đã quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19, nên nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.

Riêng với bệnh sốt xuất huyết, theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, đã có hơn 14.700 ca bệnh được ghi nhận trên cả nước, trong đó 6 ca tử vong tại Bình Dương (3), Đồng Tháp (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1). So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc giảm nhẹ nhưng số tử vong tăng 1 trường hợp. Dự báo, số ca sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do vào mùa dịch, thời tiết thuận lợi để dịch bệnh phát triển.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát các bệnh như tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do virus Rota, sốt xuất huyết, viêm não... và các dịch bệnh mùa hè khác trên địa bàn.

Tăng cường thực hiện vệ sinh và tiêm chủng đầy đủ

Đồng thời, tăng cường tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống; thực hiện 3 sạch (ăn uống sạch, ở sạch, chơi đồ chơi sạch;

Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đải, phát thanh, báo chí, truyền hình...

Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Đồng thời củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Các địa phương phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Chủ động chuẩn bị đủ kinh phi để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở

Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh và có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp để khắc phục các tồn tại của địa phương, tập trung các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

Tại phiên họp Chính phủ tháng 4 tổ chức sáng nay (29/4), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc lại đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 ở nước ta bắt đầu từ ngày 27/4/2021, cũng trong dịp nghỉ lễ. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành không được lơ là, chủ quan dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, trong bối cảnh Việt Nam có độ bao phủ vaccine lớn nhưng độ mở cửa cũng rất lớn.

Hiền Minh