• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông điệp 3 điểm của Việt Nam tại Hội nghị Ấn Độ Dương

(Chinhphu.vn) - Dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chuyển tải thông điệp 3 điểm cho một tương lai hòa bình, thịnh vượng và vững chắc của khu vực.

15/05/2023 17:39
Hội nghị IOC 6: 3 điểm cho một tương lai hòa bình, thịnh vượng và vững chắc của khu vực - Ảnh 1.

Từ ngày 12-13/5/2023 tại Dhaka, Bangladesh đã diễn ra Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6

Từ ngày 12-13/5/2023 tại Dhaka, Bangladesh đã diễn ra Hội nghị Ấn Độ Dương (Indian Ocean Conference - IOC) lần thứ 6. Hội nghị quy tụ nhiều lãnh đạo, quan chức cấp cao cũng như nhiều nhà nghiên cứu và học giả đến từ hơn 30 quốc gia trong và ngoài khu vực. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã tham dự các phiên họp và phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị.

Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ đánh giá về tình hình khu vực Ấn Độ Dương, châu Á - Thái Bình Dương, nhất là những thách thức lớn khu vực đang phải đối mặt do tác động của xung đột, tranh chấp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống. 

Thứ trưởng chuyển tải thông điệp 3 điểm cho một tương lai hòa bình, thịnh vượng và vững chắc của khu vực. Theo đó, thứ nhất, các quốc gia cần xây dựng một cấu trúc khu vực mở, bao trùm, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm. 

Thứ hai, cần tăng cường hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và xây dựng lòng tin, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn. Thứ ba, cần thúc đẩy hợp tác và quan hệ đối tác, đặc biệt hợp tác biển cần phải được tăng cường thông qua các cơ chế song phương, đa phương và cách tiếp cận toàn diện.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), sự cần thiết của việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích biển chính đáng của mỗi nước phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như giải quyết các tranh chấp, bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời chia sẻ chia sẻ nỗ lực của ASEAN trong việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), thực chất, hiệu lực, phù hợp luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề xuất tăng cường hợp tác và kết nối giữa các nước Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt là với các nước ASEAN, trong các lĩnh vực như thúc đẩy phát triển bền vững, cùng phối hợp để đưa kinh tế biển xanh trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, giải quyết các thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ và cứu nạn…

IOC là hội nghị thường niên được tổ chức bởi Quỹ Ấn Độ bắt đầu từ năm 2016, là diễn đàn quy tụ các quan chức cấp cao, chuyên gia, học giả, nhà quản lý để trao đổi về các vấn đề an ninh và phát triển tại khu vực Ấn Độ Dương. Năm nay (2023), với chủ đề "Hòa bình, Thịnh vượng và Đối tác vì một tương lai tự cường" (Peace, Prosperity & Partnership for a Resilient Future), hội nghị đã thu hút hơn 300 đại biểu đại diện cho hơn 30 quốc gia trong và ngoài khu vực, bao gồm nhiều đối tác lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia,… trong đó thành phần tham dự gồm nhiều nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp cao khác. 

Qua 8 phiên họp (gồm 4 phiên họp chuyên đề và 4 phiên họp toàn thể), Hội nghị IOC lần 6 đã đem đến nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh, môi trường, biến đổi khí hậu,… tạo tiền đề để các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác, hướng tới việc xây dựng một môi trường hòa bình, phát triển và thịnh vượng. Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại Australia vào năm 2024.

BNG