• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông điệp của Thủ tướng đã và đang truyền lửa đến địa phương

(Chinhphu.vn) - Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng một Chính phủ hành động, kiến tạo” đã và đang tiếp tục truyền lửa đến địa phương. Từ tinh thần ấy, Quảng Bình sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh; cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền phục vụ và hỗ trợ DN.

05/02/2019 07:59
Ông Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Ảnh VGP/Lưu Hương
Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Chính phủ trước thềm năm mới, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Trần Công Thuật khẳng định: Năm 2019, Quảng Bình sẽ tập trung công tác xúc tiến quảng bá, đưa du lịch vươn ra tầm khu vực, thế giới. Bên cạnh đó, địa phương sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền phục vụ và hỗ trợ DN, nhất là công tác cải cách TTHC.

Thưa ông, Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là "Viên kim cương xanh" của châu Á. Thời gian qua, tỉnh đã thu được thành quả gì và sẽ có định hướng gì để đưa du lịch tăng tốc, bứt phá trong thời gian tới?

Ông Trần Công Thuật: Quảng Bình được đánh giá là địa phương có điều kiện thuận lợi và lợi thế cạnh tranh để phát triển du lịch với những giá trị văn hoá, lịch sử độc đáo và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã hai lần được UNESCO vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới. Quảng Bình được tạp chí New York Times (Mỹ) đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhất châu Á năm 2018 và Tạp chí Lonely Planet (tạp chí lớn nhất thế giới về hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch) đánh giá hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất - là 1 trong 5 điểm đến du lịch đáng mơ ước nhất trên toàn thế giới năm 2019.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Bình năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, Quảng Bình là “làn gió Đại Phong mới” cho du lịch Việt Nam và khẳng định Quảng Bình không chỉ là hình ảnh một Việt Nam thu nhỏ với vẻ đẹp tiềm ẩn, bất tận mà thực sự là "viên kim cương xanh" của châu Á.

Tiềm năm ấy đang dần được khám phá, thể hiện ở những kết quả khởi sắc trong phát triển du lịch. Năm 2018, tổng số lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt 3,9 triệu lượt, doanh thu du lịch 4.255 tỷ đồng.

Để tiếp tục hiện thực hoá mục tiêu "phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", xây dựng Quảng Bình trở thành điểm đến du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á, đến năm 2020, phấn đấu lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 5,5 triệu lượt người, doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 9-10%/năm, ngành du lịch Quảng Bình tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể như:

Triển khai sâu rộng các hoạt động phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển du lịch, ngành, nghề du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa các dự án có khả năng tạo sức bật mới cho du lịch tỉnh như: Quần thể nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí cao cấp FLC; Khu nghỉ dưỡng suốt nước nóng Bang... nghiên cứu thị trường, mở thêm các đường bay mới.

Tiếp tục đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tập trung phát triển du lịch khám phá, mạo hiểm; du lịch sinh thái; du lịch khám phá văn hoá, lịch sử; du lịch cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, khám phá và trải nghiệm của du khách.

Đa dạng hoá công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; tập trung vào các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế để nâng cao thương hiệu điếm đến du lịch Quảng Bình. Một trong những tín hiệu vui đầu năm cho ngành du lịch Quảng Bình đó là tổ chức thành công chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch tại kinh đô điện ảnh Hollywood...

Bên cạnh đó, địa phương cũng đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; triển khai tốt các giải pháp đảm bảo an ninh du lịch, xây dựng môi trường du lịch văn minh, bình đẳng, khẳng định du lịch Quảng Bình là điểm đến an toàn, chất lượng và mến khách, mỗi người dân Quảng Bình là một hướng dẫn viên du lịch.

Để phát triển du lịch hài hòa, vừa chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và vừa đảm bảo đời sống của người dân, giữ gìn văn hóa bản địa, cảnh quan thiên nhiên không phá vỡ, môi trường không bị tác động tiêu cực... thì địa phương sẽ có cách làm như thế nào?

Ông Trần Công Thuật: Quảng Bình đang phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; xác định tầm nhìn đến năm 2030 "định vị Quảng Bình là trung tâm du lịch mạo hiểm của châu Á, thiên đường khám phá và trải nghiệm, điểm đến du lịch hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với hệ thống hang động hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, các giá trị văn hóa phong phú, điểm đến nghỉ dưỡng và giải trí thể thao cao cấp hàng đầu của Việt Nam gắn với lợi ích cộng đồng và phát triển du lịch bền vững".

Với mục tiêu đó, Quảng Bình định hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững và có trách nghiệm, sử dụng tài nguyên phục vụ du lịch đi đôi với bảo tồn và không ngừng nâng cao giá trị tài nguyên; luôn gắn với nâng cao lợi ích cộng đồng và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Thực hiện quan điểm, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, tỉnh ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường. Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường để phòng ngừa, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm mới; kiểm soát nguồn ô nhiễm, suy thoái môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế có ảnh hưởng đến môi trường tại các khu, điểm du lịch như xây dựng, phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất ở các làng nghề...

Bên cạnh việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, địa phương luôn xác định việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên phải đi đôi với việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị tự nhiên nhân văn, đảm bảo mục tiêu phát triển gắn với việc bảo vệ môi trường cảnh quan phát triển bền vững.

Cải cách hành chính là một tiêu chí quan trọng để kêu gọi, thu hút đầu tư, Quảng Bình đã triển khai chính sách, giải pháp gì để nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh đến với Quảng Bình trong thời gian qua và sắp tới? 

Ông Trần Công Thuật: Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng một Chính phủ hành động, kiến tạo phát triển, quyết tâm đổi mới, coi trọng DN, xem DN là động lực phát triển, lấy DN là đối tượng phục vụ” đã và đang được truyển lửa đến địa phương, đến các sở, ngành, và từng cán bộ công chức. Từ tinh thần ấy, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tích cực xây dựng chính quyền phục vụ và hỗ trợ DN, nhất là công tác cải cách TTHC ở tất cả các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Chương trình cải cách TTHC của Chính phủ, của UBND tỉnh, cải cách chế độ công chức công vụ; tiếp tục rà soát, đơn giản và công khai TTHC ở các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuế, chế độ chính sách... Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát lại quy chế để bổ sung, điều chỉnh phù hợp; tập trung rà soát các quy trình giải quyết công việc nhằm giảm thiểu thời gian giải quyết TTHC.

Đặc biệt, từ ngày 4/1/2018, Trung tâm Hành chính công tỉnh chính thức đi vào hoạt động đã trở thành đầu mối tập trung để cơ quan chuyên môn, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, tiếp nhận và phối hợp giải quyết TTHC nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết TTHC của cơ quan Nhà nước; đồng thời tăng cường tính liên thông trong giải quyết TTHC, bảo đảm nhanh chóng, công khai, minh bạch, không có khâu trung gian, giảm chi phí thực hiện, góp phần cải thiện chất lượng công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân.

Đây là bước tiến để xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm chi phí thực hiện TTHC. Sự nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà sẽ khắc phục; giảm thiểu thời gian của người dân trong quá trình giải quyết TTHC, tạo niềm tin với DN khi đầu tư tại tỉnh.

Các cấp, các ngành đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ việc xây dựng chính quyền điện tử với cải cách TTHC; đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên dùng và sử dụng phần mềm dùng chung đảm bảo tính tương thích, đồng bộ, thông suốt.

Cùng với đó là nâng cao tỉ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, DN trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh, Trang Thông tin điện tử tại các sở, ngành, địa phương.

Cảm ơn ông!

Lưu Hương (thực hiện)