• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thống nhất đầu mối quản lý hoạt động quảng cáo

(Chinhphu.vn) - Hiện chức năng quản lý hoạt động quảng cáo do nhiều Bộ, ngành khác nhau đảm nhận, nhưng khi thảo luận về dự án Luật Quảng cáo, chiều 30/5, đa số đại biểu Quốc hội đề nghị giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động này.

30/05/2012 17:50

Theo các đại biểu, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quản lý về quảng cáo cũng hạn chế việc xáo trộn bộ máy quản lý quảng cáo hiện nay khi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng cũng có chức năng này.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Hồng Thắm (đoàn TP Cần Thơ) và đại biểu Hà Minh Huệ (đoàn Bình Thuận) còn băn khoăn về tính khả thi của quy định này khi hơn 80% thị phần quảng cáo được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện điện tử thuộc trách nhiệm quản lý của ngành thông tin và truyền thông.

Do đó, việc xử lý vi phạm quảng cáo của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch khó thực hiện khi không có thẩm quyền xử lý các phương tiện truyền thông. Hai đại biểu này đề nghị Quốc hội cân nhắc điều này để giao trách nhiệm thực hiện phải sát với chức năng và điều kiện thực thi của cơ quan quản lý.

Làm rõ hành vi bị cấm trong quảng cáo

Theo các đại biểu, mục đích quản lý hoạt động quảng cáo là quản lý nội dung sản phẩm quảng cáo. Ngoài việc đảm bảo thông tin chính xác, còn phải hàm chứa yếu tố văn hóa, thẩm mỹ phù hợp với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục của nước ta. Vì vậy, đại biểu Trần Hồng Thắm đề nghị cần làm rõ thêm các hành vi bị cấm được quy định trong Điều 9 của Dự thảo luật.

Ví dụ, ở Khoản 3 quy định: quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tương tự như vậy ở Khoản 14 là quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục...

Đại biểu Trần Hồng Thắm đặt vấn đề: Chúng ta xác định yếu tố như thế nào là thiếu thẩm mỹ hay không hoặc hành động như thế nào là trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục khi nhận thức về thẩm mỹ và giá trị đạo đức của mỗi người là khác nhau. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu làm rõ các tiêu chí để xác định vi phạm hoặc đưa các tiêu chí xác định này vào văn bản hướng dẫn thi hành luật để việc xử lý vi phạm kịp thời, đồng bộ và khách quan.

Tiếp đó, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh (đoàn Quảng Nam) đề nghị bổ sung nội dung cấm với quảng cáo có hình ảnh và lời nói quảng cáo quá phản cảm, không thể chấp nhận được.

Theo chương trình Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Quảng cáo vào sáng ngày 21/6.

Thành Chung