• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) – Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/8/2017.

30/08/2017 07:10
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 400/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về vấn đề Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và việc đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện.

Quan điểm, mục tiêu, chính sách về BHYT và các dịch vụ xã hội cơ bản là vấn đề lớn, quan trọng, trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, Tuy nhiên, hệ thống cơ sở pháp lý và công tác tổ chức thực hiện BHYT còn nhiều bất cập. Quỹ BHYT có nguy cơ mất cân đối. Tình trạng gian lận trục lợi Quỹ không ít. Nguyên tắc mức “đóng – hưởng” và chia sẻ rủi ro chưa được tuân thủ chặt chẽ. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực y tế thiếu hoàn chỉnh. Sự phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa chặt chẽ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Y tế tiếp thu, giải trình các kiến nghị của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật BHYT, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật BHYT và các luật có liên quan, phù hợp với thực tiễn, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của Quỹ BHYT. Đối với các nội dung không tiếp thu, phải có giải trình cụ thể, thuyết phục.

Bên cạnh đó, phải có báo cáo đánh giá toàn diện về kết quả thực thi Luật BHYT, tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHYT, kiến nghị cụ thể các giải pháp xử lý, báo cáo Chính phủ.

Các Bộ: Y tế, Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách BHYT.

Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách BHYT; chủ động trao đổi tháo gỡ các vướng mắc, có quy chế bảo đảm việc phối hợp giữa 2 cơ quan được thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.

Kiểm toán Nhà nước đưa nội dung kiểm toán việc thực hiện chính sách BHYT vào kế hoạch năm 2018.

Đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT từ 1/1/2018

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế tăng cường quản lý giá thuốc, năm 2017 phải đạt mục tiêu giảm 10-15% giá thuốc, đặc biệt là giá thuốc đã hết bản quyền; kiểm soát chặt chẽ việc đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 7/7/2016 của Chính phủ từ ngày 1/1/2018. Bộ Y tế phối hợp và có hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu mua thuốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định.

Dự báo sát nhu cầu giáo viên, khắc phục thừa, thiếu cục bộ

Việc số lượng giáo viên đào tạo lớn hơn nhu cầu sử dụng dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm khó tìm được việc làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng điểm tuyển sinh vào một số trường cao đẳng, đại học ngành sư phạm thấp.

Đó là nội dung trong Thông báo 401/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về việc tuyển sinh vào các trường sư phạm.

Thông báo kết luận nêu rõ: Giáo viên là yếu tố quyết định trong đổi mới giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và  đào tạo, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp quyết định để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và  đào tạo là phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại; sắp xếp, kiện toàn hệ thống và điều chỉnh nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo giáo viên; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

Về thực trạng đào tạo và chất lượng giáo viên hiện nay còn có một số hạn chế như: Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, một bộ phận giáo viên chưa cập nhật kiến thức, kỹ năng thường xuyên và kịp thời nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Từ một số năm, cơ cấu đội ngũ giáo viên có sự thừa, thiếu cục bộ trong từng môn học, cấp học ở từng địa phương nhưng chậm được xử lý.

Số lượng trường đào tạo giáo viên hiện nay đã vượt quá nhu cầu thực tế của xã hội. Việc phân bổ giáo viên hiện nay mang tính địa phương (hầu hết giáo viên là người ở địa phương nào thì học và dạy ở địa phương đó). Chất lượng đào tạo của trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của chính địa phương đó.

Công tác kiểm định chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng thực hiện chưa chặt chẽ, đầy đủ; công tác dự báo nhu cầu nhân lực, trong đó có nhu cầu về đào tạo giáo viên chưa sát với thực tế.

Để khắc phụ những hạn chế nêu trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện một số nhiệm vụ. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát, thống kê số lượng giáo viên từng cấp, từng môn. Trên cơ sở đó dự báo sát nhu cầu đào tạo, đào tạo lại, khắc phục bằng được thừa, thiếu cục bộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, xây dựng tiêu chí chuẩn các trường sư phạm ở  địa phương để quy hoạch, sắp xếp lại các trường sư phạm theo hướng hình thành một số trường trọng điểm (có thể có phân hiệu ở các địa phương) để bảo đảm chất lượng đào tạo giáo viên một cách đồng đều. Nâng chuẩn chất lượng giáo viên các cấp học.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các trường sư phạm nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên; xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đáp ứng nhu cầu nhân lực theo Nghị quyết 29./.