• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2019.

03/12/2019 08:10
Thủ tướng giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 cho các bộ, cơ quan Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 cho các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các nhiệm vụ thu, chi sau; thu phí, lệ phí thuộc phạm vi ngân sách Nhà nước của các bộ, cơ quan Trung ương; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức; chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chi tiết theo lĩnh vực, dự án của từng chương trình cho các bộ, cơ quan Trung ương; chi nhiệm vụ phân giới cắm mốc Việt Nam-Campuchia, quản lý tuyến biên giới Việt Nam-Lào; kinh phí thực hiện ba văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; bổ sung có mục tiêu chi thường xuyên ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo từng mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình mục tiêu theo mức dự toán đã được Quốc hội quyết định; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; tổng mức vay, vay bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc, mức bộ chi của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020. Trong đó, các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi quản lý được giao, có nhiệm vụ đôn đốc các doanh nghiệp Nhà nước nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo theo quy định; chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước đôn đốc doanh nghiệp nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước số thu cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Đồng thời, các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ mày hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong từng lĩnh vực chi tương ứng; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do địa phương quyết định theo đúng thẩm quyền quy định tại Luật ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; có biện pháp tích cực để giảm bội chi; tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ nhằm bảo đảm không vượt quá giới hạn về trần nợ công.

Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong điều hành, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành, giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội; thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2020; bố trí kinh phí đầy đủ cho các chính sách đã ban hành.

Theo lộ trình, từ ngày 1/7/2020, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng; đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở.

Tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2020 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2019 còn dư chuyển sang (nếu có); đồng thời, dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách Trung ương và 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2019, 50% nguồn tăng thu dự toán năm 2020 của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2019, 50% phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập của ngân sách địa phương năm 2020 để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.

Hoàn thiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Nội vụ rà soát, bổ sung, làm rõ tiêu chí, phạm vi, quy mô của cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức để có căn cứ đề xuất đổi tên Đề án.

Bộ Nội vụ thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương về nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, các cơ quan quốc hội, các cơ quan tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ Tài chính về nguồn kinh phí thực hiện Đề án.

Đồng thời bổ sung, làm rõ giải pháp chia sẻ dữ liệu, đơn giản hóa thành phần hồ sơ trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức; cơ chế cung cấp, chia sẻ dữ liệu trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Nội vụ để tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.

Bộ Nội vụ làm rõ nội dung, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong tổ chức chuẩn hóa, chuyển đổi, cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước.

Sửa quy định về chi phí lãi vay của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Việc ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, có cơ sở pháp lý theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế; kể từ khi được ban hành, có hiệu lực đã mang lại những kết quả nhất định trong việc chống chuyển giá. Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, cụ thể là khoản 3 Điều 8 còn chưa thực sự hợp lý, gây khó khăn, bất cập cho doanh nghiệp, nên cần tiến hành sửa đổi ngay Nghị định số 20/2017/NĐ-CP theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện Báo cáo về việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, tập trung vào các nội dung tại khoản 3 Điều 8 về: tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, theo trình tự thủ tục rút gọn theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử, báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2019.

Đồng thời, Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Thuế số 38/2019/QH14 về việc quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết của những doanh nghiệp có quan hệ liên kết theo đúng tiến độ được giao tại Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 26/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.