• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin thêm về Báo cáo quốc gia UPR về nhân quyền

(Chinhphu.vn) - Chiều 6/12, tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã thông tin về một số nội dung chính của Báo cáo Quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát.

06/12/2018 17:00

Vừa qua, Việt Nam đã chính thức nộp Báo cáo Quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 3 cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Dự kiến, vào ngày 22/1/2019 tới, Việt Nam sẽ tham gia Đối thoại về Báo cáo Quốc gia UPR tại Hội đồng Nhân quyền.

Cơ chế UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền có nhiệm vụ rà soát tổng thể tình hình nhân quyền tại tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, được tiến hành định kỳ từ 4-5 năm một lần theo nguyên tắc đối thoại và hợp tác bình đẳng, khách quan, minh bạch và xây dựng.

Việt Nam ủng hộ cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền và luôn nghiêm túc trong việc xây dựng các báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận ở 2 chu kỳ trước (chu kỳ 1 vào năm 2009 và chu kỳ 2 vào năm 2014).

Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ 3 lần này đề cập một cách tổng thể về việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam kể từ lần rà soát trước, cập nhật luật pháp và chính sách liên quan đến quyền con người, thông tin về những kết quả bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực và rà soát việc thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận ở chu kỳ 2.

Báo cáo cũng xác định những ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong thời gian tới.

Tính đến tháng 10/2018, Việt Nam đã thực hiện được 175/182 khuyến nghị mà Việt Nam chấp nhận ở chu kỳ 2, đạt khoảng 96,2%. 7 khuyến nghị còn lại Việt Nam đang thực hiện hoặc xem xét thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Báo cáo lần này cũng đề cập đến một số thành tựu nổi bật của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có việc thông qua Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi ban hành mới trên 90 văn bản luật có liên quan đến việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng, trong đó có thu nhập của hộ nghèo tăng từ 15-20%; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,88% năm 2015 xuống 7,69% năm 2017; 38% người dân tộc thiểu số dịch chuyển lên nhóm có điều kiện tinh tế cao hơn; 63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học.

Về bình đẳng giới, tỷ lệ làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh đạt trên 27,8%; tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 26,71%.

Việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị cũng đạt nhiều thành tựu, trong đó có việc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do báo chí, tự do internet.

Tín ngưỡng, tôn giáo phát triển phong phú với hơn 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Thùy Dung