• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin vỡ đê tại Thái Bình là không chính xác

(Chinhphu.vn) - Hiện nay, trên mạng xã hội và một bộ phận người dân đang lan truyền thông tin một số tuyến đê trên địa bàn tỉnh Thái Bình, như huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Hưng Hà bị vỡ. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình khẳng định, các thông tin trên là không chính xác.

11/09/2024 10:03
Thông tin vỡ đê tại Thái Bình là không chính xác- Ảnh 1.

Trang Facebook của Công an xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) bác bỏ thông tin sai sự thật về việc xảy ra vỡ đê trên địa bàn xã - Ảnh: baothaibinh.vn

Tính đến 20h ngày 10/9, hệ thống đê điều toàn tỉnh Thái Bình và các tuyến đê chính trên địa bàn tỉnh vẫn bảo đảm an toàn.

Sáng nay, 11/9, lũ sông Trà Lý, sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa ở mức báo động III. Với mục tiêu bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và bảo vệ tài sản của nhân dân, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị đang tập trung thực hiện đồng độ các biện pháp ứng phó với lũ trên các sông.

Song song với đó, các cơ quan chức năng thực hiện tuần tra, canh gác ngày đêm đê điều theo lệnh báo động số III trên sông Trà Lý, sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng của đê, kè, cống do lũ gây ra, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu đê điều theo phương châm "4 tại chỗ".

Dừng tất cả các hoạt động tại bến đò ngang trên triền sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa.

Cũng theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, hiện nay, Thủy điện Hòa Bình đã đóng một cửa xả lũ, việc tiêu thoát nước cửa biển qua hệ thống cống Lân và Trà Linh đang rất tốt, do đó, trong đêm 10/9 và ngày 11/9, dự báo mực nước lũ trên các sông sẽ xuống thấp.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình yêu cầu lực lượng chức năng khuyến cáo người dân kịp thời nắm bắt cập nhật thông tin liên quan đến tình hình mưa, lũ; cần tin tưởng và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh tại các công điện, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Ngoài ra, trước những thông tin chưa được kiểm chứng, người dân cần xác minh không được lan truyền, gây hoang mang trong dư luận.

Thông tin vỡ đê tại Thái Bình là không chính xác- Ảnh 2.

Mặc dù lũ sông Trà Lý, sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa ở mức báo động III, nhưng hệ thống đê điều toàn tỉnh và các tuyến đê chính trên địa bàn tỉnh vẫn bảo đảm an toàn - Ảnh: baothaibinh.vn

Cấm các loại xe cơ giới đi trên đê

Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu bão số 3 và tình hình mưa lũ những ngày vừa qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đã ban hành 5 công điện ứng phó với lũ trên các triền sông tỉnh Thái Bình.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình đê điều khi xả lũ hồ thủy điện, cũng như phục vụ công tác kiểm tra, cứu hộ đê, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đề nghị UBND các huyện, thành phố, Công an tỉnh, Sở GTVT cấm tất cả các loại xe cơ giới đi trên đê (trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa).

Đối với các xe cơ giới phục vụ công tác giải phóng các bãi vật liệu, hàng hóa bãi sông gây cản trở thoát lũ theo nội dung của các công điện thì chỉ được sử dụng xe có tổng tải trọng không vượt quá 12 tấn.

Trước đó, tại các công điện, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đều đã yêu cầu các chủ tịch UBND huyện và Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi cần tổ chức tuần tra, canh gác liên tục các khu vực đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu theo lệnh báo động số III trên sông Trà Lý.

Kiểm tra và xử lý kịp thời các diễn biến bất thường, hư hỏng của đê, kè, cống. Di dời người và tài sản của các hộ dân sống trong các bờ bao, đê bối vào các khu vực an toàn hơn.

Triển khai các phương án bảo vệ các trọng điểm đê, kè, cống, đặc biệt là các vị trí có nguy cơ tràn. Cần dừng ngay các hoạt động tại các bến đò ngang trên triền sông Trà Lý.

Sở GTVT cần phối hợp để thông báo tình hình lũ và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Các địa phương phải rà soát điểm xung yếu, chuẩn bị nhân lực, phương tiện và vật tư để ứng phó với sự cố, và chịu trách nhiệm pháp lý nếu không xử lý kịp thời. Lực lượng cứu hộ phải sẵn sàng ứng cứu, theo dõi diễn biến lũ và báo cáo thường xuyên.

Thông tin vỡ đê tại Thái Bình là không chính xác- Ảnh 3.

Thái Bình cấm các loại xe cơ giới đi trên đê