• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông xe toàn tuyến hầm Cù Mông qua Đèo Cả

(Chinhphu.vn) – Tuyến hầm cuối cùng trong dự án hầm đường độ qua Đèo Cả nối 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên - hầm Cù Mông - đã chính thức được thông xe toàn tuyến.

21/01/2019 15:23
Ảnh: VGP/Minh Trang
Sáng 21/1, tại quảng trường phía bắc hầm đường bộ Cù Mông (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Công ty CP đầu tư Đèo Cả tổ chức lễ thông xe toàn tuyến hầm Cù Mông.

Đây là tuyến hầm cuối cùng trong dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả, bao gồm: Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân 2. Dự án do Công ty CP đầu tư Đèo Cả (trực thuộc Tập đoàn Đèo Cả) làm chủ đầu tư.

Dự án khởi công từ ngày 26/9/2015, thông hầm kỹ thuật ngày 16/1/2018. Sau hơn 3 năm xây dựng, hầm Cù Mông chính thức thông xe, về đích trước 2,5 tháng so với mốc 31/3 mà Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Hầm có tổng chiều dài 6,62 km, vận tốc thiết kế 80 km/giờ, với tổng mức đầu tư 3.921 tỷ đồng, được thực hiện từ nguồn vốn tiết giảm của dự án hầm đường bộ Đèo Cả, theo hình thức BOT.

Đây là một trong 4 công trình giao thông trọng điểm quốc gia, bao gồm: Hầm đường bộ Cù Mông, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cầu Vàm Cống, hoàn thành đưa vào sử sụng trong năm 2019.

Quang cảnh phía bắc của hầm đường bộ Cù Mông. Ảnh: VGP/Minh Trang

Hầm Cù Mông áp dụng phương pháp đào hầm NATM của Áo, được thực hiện bởi đội ngũ kĩ sư, công nhân có nhiều kinh nghiệm, đã từng đảm nhận xây dựng thành công hầm Đèo Cả, Cổ Mã trước đây. So với đèo Cả, địa chất ở khu vực thi công hầm đèo Cù Mông phức tạp hơn, với tầng đá bị phong hóa mạnh. Tuy nhiên, những khó khăn, phức tạp về địa hình đã được khắc phục và bảo đảm công trình về đích đúng tiến độ. Đây là hạng mục hoàn toàn do người Việt thực hiện.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đánh giá cao việc đưa Dự án vượt tiến độ, thông xe trước thềm năm mới Kỷ Hợi 2019. Sau khi đưa vào sử dụng, thay vì di chuyển trên cung đường đèo đầy nguy hiểm, người dân chỉ mất 6 phút di chuyển cho đoạn đường bao gồm 2,6 km hầm và 4,02 km đường dẫn. Sự kiện có ý nghĩa to lớn trong việc kết nối giao thông khu vực, hạn chế ùn tắc, tại nạn giao thông cho các phương tiện khi đi qua đèo.

Những lợi ích này không chỉ dành cho người dân Bình Định - Phú Yên mà còn cho cả mạng lưới giao thông QL1 do việc tăng lưu lượng vận hành xe, vận tải hành khách, tăng mức độ lưu thông hàng hóa. Tuyến đường sẽ an toàn hơn, thuận tiện hơn trong mọi điều kiện thời tiết và là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và cả nước./.

Minh Trang