• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ đoạn lỗi thời, giật lùi thời đại

(Chinhphu.vn) - Trên The Diplomat ngày 10/7, nhà nghiên cứu Mina Pollmann, chuyên ngành chính trị-chính sách đối ngoại quốc tế tại Đại học Ngoại giao Georgetown (Mỹ) bình luận, việc Trung Quốc biến đường 9 đoạn thành 10 đoạn ở Biển Đông, mở rộng yêu sách mà họ gọi là "lợi ích cốt lõi" là thủ đoạn lỗi thời, giật lùi thời đại.

12/07/2014 15:58

M. Pollmann bình luận: Cần nhấn mạnh ở đây, ít nhất từ thế kỷ 17, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đã thực hiện khai phá, tuyên bố và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này không chỉ được ghi chép trong các tài liệu lịch sử, mà  còn có trong các văn bản hành chính của cơ quan quyền lực Nhà nước (chỉ dụ, mộc bản và  sắc phong triều Nguyễn) rất có giá trị pháp  lý .

Dù các hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam thời phong kiến đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có thể khác so với "tiêu chuẩn châu  Âu" hay các văn bản pháp lý khó có thể được đầy đủ, chính xác và kín kẽ do những giới hạn về kỹ thuật và sự phát triển của pháp lý quốc tế thời kỳ đó, nhưng rõ ràng người Việt đã xác lập và thực thi chủ quyền sớm nhất, hòa bình và liên tục đối với 2 quần đảo này, do đó không thể nói những hòn đảo này "trống vắng" hay "thiếu cả tiếng nói bản địa và hành lý lịch sử" được.

Phân tích của Pollmann cũng cho thấy Chính phủ Malaysia đã lựa chọn hạ thấp tầm quan trọng trong yêu sách của họ ở Biển Đông bởi vì làm như vậy sẽ cho họ một lợi thế để có được quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam nhấn mạnh các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên Biển Đông.

Pollmann bình luận, trái ngược với thái độ thụ động của các chính trị gia Malaysia, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn thấy vấn  đề Biển Đông "như là cơ hội tích cực để khẳng định vai trò lịch sử và tính hợp pháp trong hoạt động lãnh đạo của Đảng bằng việc khơi dậy tình cảm chủ quyền của người Việt Nam".

Nguyễn Chiến