• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng.

17/05/2019 15:15

Ảnh minh họa

Theo đó, phụ phẩm cây trồng là nguyên liệu phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm của cây trồng tại khu vực canh tác cây trồng. Xử lý phụ phẩm cây trồng là việc sử dụng giải pháp công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp để sử dụng phụ phẩm cây trồng hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường và lan truyền sinh vật gây hại.

Phụ phẩm cây trồng được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón; đất, đá và các tạp chất vô cơ khác. Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng không được làm ảnh hưởng đến giao thông, nguồn nước sinh hoạt, thủy lợi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom phụ phẩm cây trồng trong vùng công bố dịch hại thực vật thực hiện theo quy định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Theo dự thảo, phụ phẩm cây trồng được xử lý như sau: 1- Cày vùi hoặc phay; 2- Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống; 3- Vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng; 4- Ủ truyền thống để làm phân bón hữu cơ truyền thống; 5- Các giải pháp, biện pháp xử lý khác. Khuyến khích việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình xử lý phụ phẩm cây trồng. Việc xử lý phụ phẩm cây trồng trong vùng công bố dịch hại thực vật phải được thực hiện theo quy định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Về sử dụng phụ phẩm cây trồng, dự thảo nêu rõ, khuyến khích sử dụng phụ phẩm cây trồng làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi; sản xuất phân bón hoặc làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. Phụ phẩm cây trồng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn