• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thu hút du khách từ Tây Âu: Không thể chỉ trông vào chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo nhiều DN du lịch, nguyên nhân khiến du khách châu Âu đến Việt Nam sụt giảm không chỉ do khủng hoảng kinh tế hay việc đồng Euro mất giá so với USD mà chủ yếu nằm ở các yếu tố chủ quan của ngành du lịch hiện nay.

10/09/2015 14:59
Ảnh minh họa
Sau hơn 2 tháng kể từ khi Chính phủ quyết định miễn thị thực trong vòng 15 ngày cho khách du lịch đến từ 5 nước Tây Âu là  Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy, số lượng du khách từ 5 nước quốc gia này đến Việt Nam chưa mấy cải thiện. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, trong 8 tháng đầu năm 2015 lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu trên đến Việt Nam đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2014.

Bà Ung Phương Dung, Giám đốc Công ty TNHH ICS Việt Nam chuyên thị trường khách Đức, cho biết hiện 70% khách Đức của Công ty thường chọn tour trên 15 ngày khi đến Việt Nam trong khi chính sách miễn thị thực của chúng ta chỉ trong vòng 15 ngày. Vì vậy, thực tế chỉ có khoảng 25-30% du khách Đức đặt các tour của ICS Việt Nam được hưởng lợi, chưa kể chính sách hiện chỉ có hiệu lực trong vòng một năm nên bản thân DN khó mạnh dạn quảng bá cho những năm tiếp theo.

“Thực tế chính sách miễn thị thực 15 ngày chỉ như một món quà khuyến mãi mà hiệu ứng thì chưa thể thấy rõ ràng”, bà Dung chia sẻ.

Đồng quan điểm trên, bà Âu Uyên Phương, Phó Giám đốc phụ trách khách quốc tế của Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho rằng thời gian miễn thị thực trong vòng 15 ngày lưu trú là chưa thật sự phù hợp với tập quán du lịch của du khách Tây Âu, đặc biệt là du khách Pháp. Những du khách này có khả năng tài chính tốt và thời gian du lịch hoặc nghỉ phép dài, trung bình từ 21-30 ngày/năm. Những du khách này luôn lên kế hoạch du lịch rất sớm trong khi điều kiện áp dụng chính sách miễn thị thực của Việt Nam hiện chỉ có hiệu lực trong một năm.

“Các công ty du lịch tại Pháp thường đưa ra thị trường các sản phẩm du lịch mới trước một năm thông qua các Hội chợ, còn khách Pháp thì họ lên kế hoạch du lịch rất sớm, từ 6 tháng đến một năm thậm chí 2 năm trước khi khởi hành”, bà Phương nói.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiệu ứng tích cực từ nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến xuất nhập cảnh của du khách nước ngoài khi trong tháng 7 và tháng 8 lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tăng trưởng nhẹ so với những tháng trước đó. Cụ thể, trong tháng 8 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 665.000 lượt, tăng 12% so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Dù vậy, tính chung 8 tháng đầu năm, lượt khách quốc tế đến Việt Nam lại giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2014, mà nguyên nhân chủ yếu, theo ông Lê Tuấn Linh, Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Du lịch Quốc tế Phượng Hoàng là các sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn, phần lớn các tour chào bán ở thị trường Tây Âu là tour du lịch khám phá, văn hóa nên khách thường chỉ đi thăm một lần và không có nhu cầu quay lại. Thêm vào đó là chất lượng các dịch vụ du lịch còn thấp mặc dù giá cả cao và nguyên nhân quan trọng không kém là ô nhiễm môi trường.

“Khách châu Âu nói chung đặc biệt rất nhạy cảm về vấn đề môi trường. Vịnh Hạ Long là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất kì khách châu Âu nào lần đầu đến Việt Nam nhưng chúng tôi thường xuyên nhận được phàn nàn về vệ sinh môi trường. Chưa kể vào mùa mưa bão thì không có tháng nào là không có vài ngày đóng cửa vịnh”, ông Tuấn Linh cho biết.

Thêm vào đó, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam còn chỉ ra hạn chế của các DN du lịch trong cung cấp thông tin cho các đối tác Tây Âu còn ít và chậm; ít tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo và các sự kiện du lịch tại Tây Âu…

Ông Bình nêu lên những việc làm trước mắt mà các DN có thể bắt tay vào thực hiện và sẽ rất thành công trong tương lai đó là nhắm đến đối tượng du khách lẻ. Đây là những du khách có kỳ nghỉ ngắn nhưng các DN phải tạo ra được sản phẩm du lịch riêng biệt và ấn tượng. Bên cạnh đó, cần sự “chung lưng đấu cật” giữa các doanh nghiệp lữ hành cùng các địa phương và các hãng hàng không để tạo nên những chương trình kích cầu du lịch giúp giảm giá tour mà vẫn được tăng dịch vụ.

“Các doanh nghiệp phải suy nghĩ, đề xuất ý tưởng, ý kiến để cùng hợp tác với các địa phương", ông Bình nói.

Thêm vào đó, ông Bình còn cho rằng các DN lữ hành sẽ là mắt xích quan trọng để thu hút khách du lịch từ thị trường Tây Âu. Các DN cần tích cực tham gia các chương trình hội thảo, sự kiện về du lịch tại Tây Âu mặc dù chi phí đắt đỏ nhưng đó sẽ là cách quảng bá hiệu quả về con người, đất nước Việt Nam. Đặc biệt, việc tham dự các hội thảo, hội chợ này còn giúp các DN tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của du khách Tây Âu nhằm tạo ra những sản phẩm hiệu quả và phù hợp nhất.

Hồng Phúc