• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục cấp GCN đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi

(Chinhphu.vn) - Quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tại dự thảo Pháp lệnh Giống vật nuôi.

13/04/2016 14:51


Ảnh minh họa

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nhu cầu sản xuất giống vật nuôi gửi 1 bộ hồ sơ gồm: Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện chăn nuôi, bản thuyết minh những điều kiện cơ bản của cơ sở chăn nuôi đến cơ quan kiểm tra địa phương. Hồ sơ gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan kiểm tra địa phương.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn đăng ký, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá điều kiện chăn nuôi. Nếu cơ sở đủ các điều kiện thì cơ quan kiểm tra ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; nếu cơ sở chưa đủ điều kiện thì cơ quan kiểm tra thông báo rõ điểm không đủ điều kiện và hướng dẫn khắc phục nếu cần thiết; cơ sở không đủ điều kiện thì cơ quan kiểm tra không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi và thông báo nêu rõ lý do.

Dự thảo nêu rõ, cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thì không được chăn nuôi.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi có hiệu lực trong thời gian 2 năm. Trong thời gian 2 năm, cơ quan kiểm tra có quyền kiểm tra, đánh giá đột xuất điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá đột xuất mà cơ sở không đủ điều kiện thì phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện và cơ sở không được tiếp tục chăn nuôi. Sau kiểm tra, đánh giá đột xuất, nếu cơ sở khắc phục được và đủ điều kiện thì được cấp lại Giấy chứng nhận.

Trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận 3 tháng, tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nhu cầu tiếp tục chăn nuôi phải gửi đơn đăng ký kiểm tra lại điều kiện chăn nuôi đến cơ quan kiểm tra để thực hiện kiểm tra, đánh giá lại điều kiện chăn nuôi.

Theo dự thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Quy định mẫu đơn đăng ký kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh; mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh, Quyết định cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận.

Quảng cáo giống vật nuôi

Theo dự thảo, giống vật nuôi khi quảng cáo phải có xác nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Dự thảo nêu rõ, chỉ được quảng cáo giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi cấm sản xuất, kinh doanh. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm tính trung thực, chính xác, rõ ràng, không được gây hiểu lầm và gây thiệt hại cho người sử dụng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định nội dung xác nhận quảng cáo và trình tự xác nhận quảng cáo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn