• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

(Chinhphu.vn) - Bà Phạm Đức Hạnh (TP. Hải Phòng; email: duchanhhlchp@gmail.com), đề nghị tư vấn tình huống: Hai gia đình A và B tranh chấp đất nông nghiệp. Sau khi UBND huyện điều tra, xác định nguồn gốc đất đang tranh chấp thuộc về hộ A (đã được chính quyền xác nhận giao đất từ năm 1987), nhưng trong nhiều năm hộ B vẫn sử dụng diện tích đất trên và kê khai nhận đất của mình.

25/11/2010 15:00

Bà Hạnh hỏi: Khi đã xác định được nguồn gốc đất thì tiếp theo cần phải làm những thủ tục gì để giải quyết dứt điểm tranh chấp.

Câu hỏi của bà Hạnh được Luật sư Lê Văn Đài - Trưởng Văn phòng Luật sư Khánh Hưng,  Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

Do bà Hạnh không trình bày rõ việc UBND huyện điều tra, xác định nguồn gốc đất theo đơn yêu cầu xác định nguồn gốc đất của gia đình A, hay đã thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai. Đất tranh chấp có các loại giấy tờ gì? Lý do gia đình B sử dụng đất và kê khai nhận đất? Nên chúng tôi tư vấn thủ tục chung về giải quyết tranh chấp đất đai.

Trình tự giải quyết tranh chấp

Theo Điều 135 Luật Đất đai, Điều 159 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định, khi các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.

Nếu việc hòa giải tại UBND cấp xã không thành, căn cứ Điều 136 Luật Đất đai các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến Toà án nhân dân hoặc UBND cấp huyện để giải quyết.

Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân: Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai, Tòa án nhân dân sẽ giải quyết các loại vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đương sự có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

Thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện: Theo khoản 2, Điều 136 Luật Đất đai và khoản 1, Điều 160 Nghị định 181/2004/NĐ-CP nêu trên thì UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau, sau khi UBND cấp xã hòa giải không thành và các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tranh chấp đất đai, Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thụ lý, xác minh vụ việc tranh chấp và phải thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

Thời hạn thụ lý giải quyết tranh chấp là 30 ngày làm việc, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn không quá 45 ngày làm việc (không kể thời gian trưng cầu giám định).

Các giấy tờ về đất đai được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai gồm:

- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993, do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho hoặc tài sản gắn liền với đất;

- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

- Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

- Giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

- Bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. 

Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục này có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong hoạt động tố tụng pháp luật.