Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thông tư này áp dụng đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có một trong các hành vi sau đây: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi có một trong các căn cứu sau: Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ; Nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về hành vi vi phạm của người lao động; Nhận được văn bản thông báo của người sử dụng lao động ở nước ngoài về hành vi vi phạm của người lao động. Nội dung văn bản thông báo phải được kiểm tra, xác minh tính chính xác trước khi lập biên bản.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính có thể nộp tiền phạt tại cơ quan thu tiền phạt ở Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cấm đi làm việc ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp xã nơi người bị xử phạt cư trú không được xác nhận hồ sơ cho người đó để đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn đã ghi tại quyết định xử phạt.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/1/2014.
Theo Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng. |
Hà Thanh