• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TỔNG THUẬT: Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập"

(Chinhphu.vn) – Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".

23/09/2022 21:22
TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập" - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập". Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cùng dự hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan; Giám đốc ĐHQG Hà Nội Lê Quân; lãnh đạo các bộ ngành; các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước,…

Tại điểm cầu địa phương có lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các sở ngành liên quan.

TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập" - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển mạnh mẽ thị trường KHCN là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (tôn trọng các quy luật của thị trường nhưng có sự can thiệp và điều tiết của nhà nước khi cần thiết).

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ tập trung vào các trọng tâm chỉ đạo, điều hành gồm "4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm, và 1 kiên quyết không". Trong đó, 4 ổn định là: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Với phương châm đó, 3 Hội nghị về phát triển các loại thị trường đã được tổ chức thành công trong những tháng gần đây, gồm: thị trường bất động sản, thị trường tài chính và thị trường lao động.

Biến khoa học công nghệ thành lực lượng sản xuất chủ lực của xã hội

Với chủ đề: "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập", Hội nghị ngày hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá tình hình, nhận diện đúng những hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức, từ đó xác định phương hướng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức, vận hành tốt hơn thị trường khoa học công nghệ (KHCN).

Thông qua đó để thị trường này thực sự trở thành con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất biến KHCN thành lực lượng sản xuất chủ lực của xã hội, giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ mới có hàm lượng khoa học cao, tạo sức cạnh tranh vượt trội của nền kinh tế.

Thị trường KHCN ở nước ta là một trong những yếu tố quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách có liên quan, thị trường KHCN bước đầu được hình thành, phát triển và đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển KTXH và so với một số thị trường khác, thị trường KHCN phát triển chậm, còn nhiều vướng mắc, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh…

Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030 đã xác định: "Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ. Kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương. Phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới, đánh giá chuyển giao công nghệ…".

Do vậy, phát triển mạnh mẽ thị trường KHCN là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

TỔNG THUẬT: Thủ tướng chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập" - Ảnh 3.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đề xuất các giải pháp đột phá để thị trường KHCN phát triển đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập trong thời gian tới. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Gỡ vướng thể chế để thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ phát triển

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu ý kiến tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá sự vận hành của thị trường KHCN ở nước ta hiện nay đã tương xứng với vai trò, vị trí trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa?
Thứ hai, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các chủ thể chính của thị trường KHCN; đánh giá sự tương tác, hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể này với nhau ra sao?

- Tại sao kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của các viện, trường khá dồi dào, nhưng hàng hóa KHCN vẫn còn rất hạn chế?

- Tại sao nhu cầu tiếp thu, hấp thụ, làm chủ công nghệ mới luôn hiện hữu, song không phải doanh nghiệp nào cũng tích cực, hào hứng đầu tư mua sắm hàng hoá KHCN?

- Các tổ chức trung gian, môi giới đã làm tốt vai trò kết nối, thúc đẩy giao dịch, lưu thông hàng hoá KHCN hay chưa? Hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN hiện nay ra sao, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế thế nào?

Thứ ba, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường KHCN còn vướng ở đâu, mắc ở chỗ nào? Văn bản nào cần bổ sung, sửa đổi, văn bản nào cần thay thế, cấp nào là cấp có thẩm quyền?

- Cần có những giải pháp đột phá nào để thị trường KHCN phát triển đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập trong thời gian tới?

Để Hội nghị thực chất, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng, cầu thị, phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.


Chưa có tiêu điểm nổi bật