• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tướng: Khơi dậy nguồn lực doanh nghiệp để phát triển

(Chinhphu.vn) - Làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện không ít khó khăn, chúng ta cần quyết tâm bảo đảm đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm nay.

21/04/2016 17:53

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ KH&ĐT phải thực hiện tốt vai trò là tham mưu trưởng về các giải pháp kinh tế-xã hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại buổi làm việc, các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, chuyên gia thảo luận nhiều về các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2016, đặc biệt là vấn đề tăng trưởng khi mà nhiều yếu tố không thuận đang tác động mạnh đến nước ta.

Gốc là sản xuất

Các ý kiến thống nhất rằng gốc của vấn đề nằm ở lĩnh vực sản xuất. Từ đó, các kiến nghị chính được đưa ra nhằm tháo gỡ ngay khó khăn cho DN, đặc biệt là DN tư nhân, như hạ mặt bằng lãi suất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, bởi buôn lậu sẽ bóp nghẹt sản xuất trong nước.

Về dài hạn, các chuyên gia, đại diện bộ, ngành cho rằng phải thực hiện tốt, quyết liệt các giải pháp của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ở bộ, ngành nào người đứng đầu quyết liệt, hăng hái, thì công việc chuyến biến tốt. Bên cạnh đó, phải thực hành nghiêm túc tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục tái cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư công; tái cơ cấu DN, tập trung vào DNNN. Trong đó cần giảm lệ thuộc vào các nguồn vốn vay ODA. 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KH&ĐT cần làm rõ chức năng nhiệm vụ, kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự của Bộ trên quan điểm “nâng cao năng lực dự báo và phản ứng chính sách”.

Bộ cần khẩn trương trình Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong đó xác định vốn ngân sách là vốn mồi, đầu tư có trọng tâm trọng điểm và có đột phá; sớm tháo gỡ vướng mắc về các văn bản pháp luật để đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Bên cạnh đó, Bộ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; không chủ quan với lạm phát.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Làm tốt vai trò “tham mưu trưởng” về kinh tế

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành phải tìm giải pháp để thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay.

Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thực hiện tốt vai trò là "tham mưu trưởng" về các giải pháp kinh tế-xã hội cho Chính phủ, có tư duy đổi mới; “phải là đường dây nóng về kinh tế” để tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô cấp bách.

“Tinh thần lớn là tập trung hoàn thiện thể chế, gỡ bỏ ngay các rào cản để phát triển”, Thủ tướng nêu rõ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đi đầu trong chống tham nhũng; đề xuất mô hình tăng trưởng như mô hình đặc khu kinh tế, khu trung chuyển hàng hóa… 

Trước mắt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức tốt hội nghị của Thủ tướng với DN sắp tới. Vì “DN là nguồn lực quan trọng. Chúng ta phải khơi dậy nguồn lực này để phát triển”. Bên cạnh đó, quan tâm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

Về một số giải pháp cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đưa ra giải pháp tạo nguồn cho đầu tư phát triển, không chỉ là vay nước ngoài và phát hành trái phiếu. Thứ hai là kiểm soát và tiết kiệm trong đầu tư công, kể cả chi cho đầu tư phát triển. Phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại danh mục các dự án đầu tư công, tập trung cho lĩnh vực y tế, giáo dục.

Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu đưa ra cơ chế quản lý chặt chẽ chi tiêu công, mua sắm công, bảo đảm bình đẳng, công khai trong đấu thầu; nghiên cứu hình thức mua sắm công, đấu thầu quốc gia qua mạng. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thẩm định lại các dự án quốc gia quan trọng, trước hết là các dự án có vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; nhất là việc thoái vốn để lấy nguồn đầu tư cho những lĩnh vực khác. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra chính sách đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu gói hỗ trợ DN về khoa học công nghệ.

Đức Tuân - Quang Hiếu