• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi động dự án Khí Lô B-Ô Môn

(Chinhphu.vn) - Ngày 3/4, tại thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức lễ khởi động chuỗi dự án Khí Lô B-Ô Môn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến dự và bấm nút khởi động chuỗi dự án này.

04/04/2016 06:24

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã nỗ lực quyết liệt trong việc thực hiện chuỗi dự án Khí Lô B-Ô Môn. Ảnh: Báo Năng lượng Mới

Đây là dự án trọng điểm quốc gia, nhằm khai thác và thu gom nguồn khí Lô B, 48/95 và 52/97, với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 107 tỉ m3 và 12,65 triệu thùng condensate (khí ngưng tụ), sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỉ m3/năm và kéo dài 20 năm (2020-2040) để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn (TP. Cần Thơ) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ trong giai đoạn sau năm 2020.

Chuỗi dự án Khí Lô B-Ô Môn bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B, 48/95 và 52/97; đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn.

Theo đó, dự án phát triển mỏ Lô B, tổng chi phí đầu tư trong 20 năm là 6,8 tỉ USD với các hạng mục công nghệ, thiết bị chính gồm một giàn công nghệ trung tâm và 46 giàn khai thác, một giàn nhà ở, một tàu chứa condensate, khoảng 750 giếng khai thác.

Tiếp đến, dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn có tổng mức đầu tư 1,2 tỉ USD với các hạng mục công nghệ, thiết bị chính gồm chiều dài tuyến ống 431 km, công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó tuyến ống trên biển 295 km vận chuyển khí từ Lô B đến trạm tiếp bờ tại An Minh (Kiên Giang); ống nhánh 37 km nối từ KP209 về Trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù khí cho đường ống PM3-Cà Mau; tuyến ống trên bờ dài 102 km chạy qua tỉnh Kiên Giang và thành phố Cần Thơ để cung cấp khí cho 2 nhà máy điện turbine khí chu trình hỗn hợp, với công suất 750 MW/nhà máy tại Trung tâm Điện lực Kiên Giang và các Nhà máy điện Ô Môn 1, công suất 660 MW; Ô Môn 3 và Ô Môn 4, tổng công suất 2 x 750 MW tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (TP. Cần Thơ).

Dự kiến chuỗi dự án này được đưa vào vận hành trong quý II/2020 sẽ góp phần vào việc ổn định an ninh năng lượng quốc gia, bổ sung nguồn khí thiếu hụt của hệ thống đường ống PM3-Cà Mau, bảo đảm cung cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn (TP. Cần Thơ), đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Phát biểu tại lễ khởi động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã nỗ lực quyết liệt trong việc thực hiện chuỗi dự án Khí Lô B-Ô Môn.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị chủ đầu tư triển khai thực hiện đồng bộ các hạng mục công trình an toàn, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và đúng tiến độ, nhằm góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia và phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

(Theo TTXVN)