Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ đón Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad kể từ khi ông nhậm chức tháng 5/2018.
Hai Thủ tướng duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Tháp tùng Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad thăm Việt Nam lần này có Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah; Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Shariffah Norhana Syed Mustaffa; Tổng Thư ký Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Lokman Hakim bin Ali cùng nhiều quan chức cấp cao khác.
Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Theo Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đến nay, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam và Malaysia đã trải qua hơn 45 năm gắn bó và không ngừng phát triển.
Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Việc nâng tầm quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược vào năm 2015 là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc trong quan hệ hai nước và tạo khuôn khổ chính trị và pháp lý cho việc thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại, văn hóa - giáo dục...
Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Về chính trị - ngoại giao, hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác song phương, Trong 5 năm trở lại đây, cả hai nước đều đã thực hiện chuyến thăm chính thức cấp Thủ tướng. Ngoài ra, Việt Nam đã đón Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia sang thăm. Bên cạnh đó, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Malaysia (30/3/1973 - 30/3/2018).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Về quốc phòng và an ninh, hai nước duy trì trao đổi đoàn các cấp và giao lưu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân, binh chủng. Bên cạnh đó, hai bên liên tục cử tàu hải quân thăm lẫn nhau. Hai bên cũng tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến công tác phòng, chống khủng bố, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia.
Thủ tướng hai nước Việt Nam, Malaysia hội đàm. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Về kinh tế, Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 6 trong tổng số các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 11,5 tỷ USD (theo số liệu thống kê của Malaysia là 13,2 tỷ USD) và đang đi đúng hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD hoặc cao hơn vào năm 2020.
Tính đến tháng 4/2019, tổng số vốn đăng ký đầu tư Malaysia vào Việt Nam đạt gần 13 tỷ USD, với gần 600 dự án đầu tư, đứng thứ 8/130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Malaysia ngày càng tham gia đầu tư nhiều và hiệu quả tại Việt Nam trong các lĩnh vực hạ tầng chất lượng cao, năng lượng, công nghệ cao và đô thị thông minh…
Thủ tướng Chính phủ hai nước chứng kiến Lễ ký kết và trao đổi các văn bản hợp tác. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Giáo dục - đào tạo, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai bên diễn ra sôi động, thể hiện qua con số khoảng 1.000 lưu học sinh Việt Nam du học tại Malaysia, khách Malaysia đi du lịch Việt Nam đạt hơn 540 nghìn lượt năm 2018, là thị trường gửi khách lớn thứ 7 của Việt Nam.
Malaysia đang giúp Việt Nam đào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao thông qua Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật Malaysia (MTCP) trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, kinh tế, quản lý giáo dục…
Chính phủ Malaysia cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở Malaysia ổn định cuộc sống, làm việc và hội nhập xã hội sở tại.
Hai Thủ tướng họp báo chung thông báo kết quả hội đàm. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Việt Nam - Malaysia cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực thời gian qua như ASEAN, APEC, ASEM, Liên Hợp Quốc.
Malaysia đã ủng hộ Việt Nam ứng cử thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 cũng như hoàn thành vị trí Chủ tịch APEC 2017.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên cũng đã phối hợp chặt chẽ, cùng các nước ASEAN khác giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy thực hiện DOC, xây dựng COC hiệu quả, thực chất và toàn diện./.