• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương

(Chinhphu.vn) - Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao (HNCC) Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ tư được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

25/12/2023 16:04
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự HNCC Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ tư được tổ chức theo hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

HNCC lần này dự kiến tập trung vào hai nội dung chính: Đánh giá tình hình hợp tác kể từ HNCC MLC lần thứ 3; thảo luận về định hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.

Cơ chế hợp tác MLC được thành lập từ năm 2015 với sự tham gia của cả 6 nước ven sông Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, với mục tiêu chính là tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; thúc đẩy phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường tình hữu nghị, quan hệ láng giềng giữa nhân dân các nước.

Các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của MLC gồm: (i) quản lý nguồn nước Mekong-Lan Thương; (ii) tăng cường kết nối giữa 6 nước; (iii) phát triển năng lực sản xuất; (iv) hợp tác kinh tế qua biên giới; (v) nông nghiệp và xóa đói, giảm nghèo.

Sau 7 năm hoạt động, MLC đã đạt được những bước tiến quan trọng cả về xây dựng thể chế, nguồn lực tài chính và triển khai các dự án trên thực tế.

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia tích cực vào hợp tác MLC, đóng góp vào duy trì môi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển; chủ động đóng góp xây dựng các văn kiện chung quan trọng, mang tính định hướng hợp tác phù hợp với quan tâm chung của các nước Mekong, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác nguồn nước trở thành một lĩnh vực ưu tiên của MLC. Các bộ, ngành của Việt Nam tham gia vào các hoạt động, chương trình hợp tác cụ thể của MLC.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị.

Hà Văn