Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm. Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm: Tôi đánh giá cao phần giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều nay (21/11).
Báo cáo giải trình thêm của Thủ tướng sau khi các Bộ trưởng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nêu tương đối rõ các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
Giải trình của Thủ tướng phản ánh khách quan việc nào đã làm được, việc nào chưa làm được với các giải pháp rõ nét hơn, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.
Đại biểu Hà Sĩ Đồng (Đoàn Quảng Trị): Câu hỏi của tôi đã được Thủ tướng giải đáp cặn kẽ và xác đáng. Một nội dung tôi ghi nhận từ 2 năm qua là công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ quan tâm thực hiện trong các phiên họp Chính phủ thường kỳ, phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật.
![]() |
Đại biểu Hà Sĩ Đồng. Ảnh: VGP/Thành Chung |
Tôi cũng kỳ vọng và tin tưởng vào giải pháp mà Thủ tướng nêu ra là sẽ khắc phục tư tưởng làm chính sách mà giải pháp chưa thống nhất để nâng cao chất lượng văn bản.
Tuy nhiên, tôi tiếc là thời gian dành cho Thủ tướng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội ngắn quá.
Lần sau, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sắp xếp thời gian hợp lý hơn để người đứng đầu Chính phủ đối thoại thỏa đáng với Quốc hội, nhằm tìm và làm sáng tỏ những giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn của kinh tế, xã hội đáp ứng được mong mỏi và nguyện vọng của cử tri.
Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn Đồng Nai): Qua báo cáo giải trình thêm và trả lời chất vấn của Thủ tướng, tôi thấy thể hiện trách nhiệm, nghiêm túc của người đứng đầu Chính phủ. Thể hiện ở chỗ một số vấn đề trọng tâm, “nóng” đã được đưa vào giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong năm 2014. Như vấn đề về “tam nông”, thúc đẩy đầu tư, an toàn của hồ chứa thủy điện, thủy lợi; giải quyết nợ xấu, đã nêu rõ lộ trình và giao trách nhiệm cho các bộ, ngành liên quan.
Qua báo cáo giải trình thêm và trả lời chất vấn của Thủ tướng, tôi thấy thể hiện trách nhiệm, nghiêm túc của người đứng đầu Chính phủ.
Thể hiện ở chỗ một số vấn đề trọng tâm, “nóng” đã được đưa vào giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong năm 2014. Như vấn đề về “tam nông”, thúc đẩy đầu tư, an toàn của hồ chứa thủy điện, thủy lợi; giải quyết nợ xấu, đã nêu rõ lộ trình và giao trách nhiệm cho các bộ, ngành liên quan.
![]() |
Đại biểu Trương Văn Vở. Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Với những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Chính phủ và Thủ tướng tiếp thu nghiêm túc, trách nhiệm, có chỉ đạo giao cho các bộ, ngành liên quan phải quan tâm xử lý như việc trồng cây cao su vượt quy hoạch của Bộ NNPTNT đã được Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận trách nhiệm.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tôi rất mong đợi Chính phủ sớm thể chế hóa các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Nhất là thực hiện thật nghiêm kỷ cương kỷ luật hành chính trong quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của các bộ, ngành, địa phương.
Đây là chính là 1 trong 3 giải pháp đột phá, mà chúng ta coi đột phá thể chế là quan trọng hàng đầu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tới. Điều này có ý quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Tôi hy vọng Thủ tướng sẽ ban hành quy chế về trách nhiệm của người đứng đầu trong lĩnh vực được phân công để làm rõ trách nhiệm cá nhân. Bởi đến nay vấn đề này vẫn chậm được ban hành. Qua đó, tránh tình trạng thành tích là của cá nhân, khuyết điểm là của tập thể.
Cụ thể, trong đột phá về thể chế cần quy rõ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Những điều này đã được nêu trong luật và cần sớm được thể chế hóa và thực thi nghiêm túc. Một trong những giải pháp cần được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quan tâm là quản lý nhà nước theo quy hoạch như quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, nhất là quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm. Qua theo dõi, tôi thấy chưa an tâm trong việc chấp hành kỷ cương kỷ luật hành chính theo quy hoạch.
Giải trình và trả lời của Thủ tướng rất cô đọng, đưa ra một số giải pháp cụ thể của một số ngành, lĩnh vực như xây dựng nông thôn mới, phát triển thủy điện trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những giải pháp mà Thủ tướng đặt ra hôm nay cần được triển khai thực hiện một cách quyết liệt. Nhất là quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Văn Minh. Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP Hồ Chí Minh): Cử tri và nhân dân rất mong mỏi, quan tâm trong năm 2014 nền kinh tế nước ta phát triển như thế nào? Những vấn đề đặt ra hiện nay như bão lũ, quy hoạch thủy điện để người dân có thể giảm thiệt hại đã được Thủ tướng gợi mở các giải pháp cho vấn đề này.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng để đạt được những gì như Thủ tướng nói và đáp ứng kỳ vọng của người dân thì đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt hơn, tập trung hơn của Thủ tướng đối với các bộ, ngành, địa phương, giao việc và quy trách nhiệm cụ thể , thúc đẩy bộ máy hành chính nhà nước “chạy” một cách hiệu quả, nếu không trong các Kỳ họp tới các đại biểu và cử tri lại chất vấn những vấn đề mà hôm nay chúng ta đang nhắc tới.
Phần trả lời trong phiên chất vấn của Thủ tướng theo rõ ràng, cặn kẽ và nắm chắc vấn đề. Đặc biệt các giải pháp liên quan đến vấn đề thủy điện được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tôi cho hợp lý. Rất tiếc do thời gian có hạn nên Thủ tướng đã không trả lời hết được các câu hỏi ngay tại hội trường, nhưng như lời Thủ tướng nói sẽ có trả lời bằng văn bản, đương nhiên tác dụng với cử tri sẽ không thể bằng trực tiếp trên ti vi. Kỳ vọng của cử tri với mỗi phiên chất vấn Thủ tướng là rất lớn nên tôi mong những dịp như vậy trong tương lai sẽ được bố trí nhiều thời gian hơn.
Đại biểu Mai Hữu Tín |
Đại biểu Mai Hữu Tín (Bình Dương):
Lê Sơn - Thành Chung - Linh Đan(thực hiện)