• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tướng Vương quốc Thái Lan thăm chính thức Việt Nam

(Website Chính phủ) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, sáng 26/10/2006, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Surayud Chulanont dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Thái Lan đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

26/10/2006 14:00
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Ch

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lễ đón chính thức Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Surayud Chulanont thăm chính thức Việt Nam được tiến hành trọng thể tại Phủ Chủ tịch, với nghi lễ cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Việt Nam cùng Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Surayud Chulanont và các vị khách quý Thái Lan.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Surayud Chulanont trên cương vị Thủ tướng và là chuyến thăm theo thông lệ của các nhà lãnh đạo ASEAN sau khi nhậm chức. Chuyến thăm còn khẳng định chính sách coi trọng và mong muốn thúc đẩy, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Thái Lan vừa lập Chính phủ lâm thời do ông Surayud Chulanont, Ủy viên Hội đồng cơ mật Hoàng gia, nguyên Tư lệnh Lục quân và Tư lệnh Tối cao Quân đội Hoàng gia Thái Lan được Nhà Vua phê chuẩn làm Thủ tướng từ ngày 01/10/2006. Cùng ngày, Nhà Vua cũng đã ký thông qua bản Hiến pháp tạm thời và có hiệu lực từ ngày 01/10/2006. Ngày 9/10/2006, Nhà Vua đã thông qua danh sách Nội các mới để điều hành đất nước cho đến khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 10/2007 để bầu ra Chính phủ dân sự và soạn thảo Hiến pháp mới.

Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam  tiến hành hội đàm với  Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Thái Lan do Thủ tướng Surayud Chulanont dẫn đầu.

Tham dự cuộc hội đàm về phía Việt Nam có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao; Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Duy Hưng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình; Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh và một số quan chức cấp cao khác của Việt Nam.

Về phía Thái Lan có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nitya Pibulsonggram; Bộ trưởng Bộ Thương mại Krirkkrai Jirapaet; Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Kittiphong Na-ranong; Tổng Thư ký Văn phòng Thủ tướng Pongthep Tesprateep; Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Krit Garnjana-goonchorn và nhiều quan chức cấp cao khác của Thái Lan.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng Ngài Thủ tướng Surayud Chulanont dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Thái Lan sang thăm chính thức Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976-6/8/2006) là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Thái Lan. Thủ tướng Su-ra-dút Chu-la-nôn bày tỏ niềm vui mừng lần đầu tiên được đến thăm Việt Nam trên cương vị Thủ tướng Thái Lan, đánh giá cao những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, tin tưởng rằng kết quả tốt đẹp của chuyến thăm sẽ góp phần vào việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Thủ tướng Surayud Chulanont thông báo tình hình Thái Lan gần đây cơ bản đã đi vào ổn định, hiện nay Thái Lan đang tích cực chuẩn bị cho việc soạn thảo Hiến pháp mới và tiến hành Tổng tuyển cử vào cuối năm 2007. Thủ tướng Thái Lan cũng khẳng định chính sách của Chính phủ Thái Lan coi trọng và ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Việt Nam.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hai nước trong thời gian qua, khẳng định duy trì các cơ chế hợp tác sẵn có giữa hai nước như Họp Nội các chung, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, các cơ chế hợp tác an ninh, chính trị; cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao… Hai bên thỏa thuận tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước để tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên, nhất trí khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ USD trong vài năm tới.

Hai bên cũng bày tỏ hài lòng về sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, an ninh quốc phòng và tư pháp…Liên quan tới trường hợp tội phạm Lý Tống, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh phán quyết của Tòa án hình sự Thái Lan quyết định dẫn độ Lý Tống về Việt Nam xét xử.

Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp và hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực như ASEAN, ASEM, Hợp tác Tiểu vùng Mêkông (GMS), Hợp tác phát triển kinh tế khu vực 3 dòng sông  Ayeyawady-Chao Phraya-Mekông (ACMECS). Phía Thái Lan đánh giá cao công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 của Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mời Thủ tướng Su-ra-dút Chu-la-nôn dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Thái Lan sang dự Hội nghị.

Cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Trưa cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chiêu đãi trọng thể Thủ tướng Su-ra-dút Chu-la-nôn và các vị khách quý cùng đi.

 

Thể chế nhà nước: Quân chủ lập hiến. Nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa Nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo. Quốc hội: Là cơ quan lập pháp cao nhất, gồm 2 viện: Thượng nghị viện được bầu cử có 200 ghế. Hạ nghị viện: Được bầu qua tổng tuyển cử (4 năm một lần), Chủ tịch Hạ nghị viện là Chủ tịch Quốc hội. Hạ nghị viện có 500 ghế. Chính phủ: Là cơ quan hành pháp cao nhất, nhiệm kỳ 4 năm, gồm có Thủ tướng và 35 thành viên nội các, thuộc 20 bộ. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. Lãnh đạo nhà nước hiện nay: Nhà Vua Bhumibol Adulyadej, lên ngôi ngày 9/6/1946; Thủ tướng Surayud Chulanont (từ 01/10/2006 - đến nay).

Quốc Bình