• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thừa Thiên - Huế lập Khu Bảo tồn Sao La

(Chinhphu.vn) - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa quyết định thành lập Khu Bảo tồn Sao La trải dài trên 3 xã Hương Nguyên (huyện A Lưới), Thượng Quảng, Thượng Long (huyện Nam Đông).

11/10/2013 18:40

Sao La là loài động vật có nguy cơ bị tiệt chủng cao cần được bảo tồn - Ảnh minh họa
Khu Bảo tồn Sao la có tổng diện tích hơn 15,5 nghìn ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11,8 nghìn ha; phân khu phục hồi sinh thái hơn 3,5 nghìn ha và phân khu hành chính, dịch vụ có diện tích gần 125 ha.

Ngoài ra, vùng đệm rộng lớn với tổng diện tích hơn 16 nghìn ha thuộc địa bàn 5 xã lân cận thuộc huyện A Lưới, huyện Nam Đông và thị xã Hương Thủy.

Khu Bảo tồn Sao La có nhiệm vụ bảo tồn quần thể Sao La và 2 loại thú móng guốc là Mang lớn và Mang Trường Sơn, bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm khác.

Đồng thời bảo vệ diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh đất thấp còn sót lại ở khu vực Trung Trường Sơn với chức năng phòng hộ đầu nguồn sông Hương và sông Bồ. Đây là một trong những nơi có độ đa dạng sinh học bậc nhất trong khu vực và trên toàn thế giới, là ngôi nhà của các loài thú quý hiếm và đặc hữu như Sao la, mang Trường Sơn, mang lớn, thỏ vằn và rất nhiều loài động thực vật khác của Trung Trường Sơn.

Bên cạnh đó bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn các loài, nguồn gen và các sinh cảnh, cảnh quan của các khu rừng; nâng cao ý thức của người dân, thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương với Nhà nước và các tổ chức quốc tế trong bảo vệ rừng. 

Sao La là loài động vật được Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và Sách đỏ Việt Nam xác định là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao. Sao La được xem là linh vật của Trường Sơn, chỉ sinh sống tại dãy núi Trường Sơn thuộc khu vực thuộc 6 tỉnh Việt Nam và 4 tỉnh ở Lào.

Sao La được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và WWF vào năm 1992. Trên toàn thế giới ước tính chỉ còn không quá 250 con Sao La và trên thực tế có thể thấp hơn nhiều. Lần đầu tiên sao la  được ghi nhận dấu vết và hình ảnh thực ở Thừa Thiên- Huế vào tháng 1/1998 trong trường hợp 1 con sao la đực trưởng thành, với trọng lượng 58 kg bị mắc nạn ở thôn Hộ, xã Dương Hoà, thị xã Hương Thuỷ.

Minh Hiển