• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thừa Thiên Huế: Nếu vi phạm về sơn số, sơn màu sắc tàu cá, sẽ không cho tàu rời cảng

(Chinhphu.vn) - Các lực lượng chức năng tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU quy định tại Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

09/07/2024 16:09
Thừa Thiên Huế: Nếu vi phạm về sơn số, sơn màu sắc tàu cá, sẽ không cho tàu rời cảng- Ảnh 1.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNN và lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại cảng cá Thuận An - Ảnh: Cổng TTĐT Thừa Thiên Huế

100% tàu cá ra biển phải có thiết bị VMS đang hoạt động

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các kế hoạch để thực hiện, kiện toàn Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá để phối hợp với các cấp, ngành chặt chẽ hơn. Nhờ đó, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực.

Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay, tàu cá của Thừa Thiên Huế chưa từng vi phạm đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Hiện trên địa bàn tỉnh, tổng số tàu cá đăng ký là 675 chiếc, trong đó tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên là 438 chiếc; dữ liệu tàu cá cập nhật lên hệ thống VNFISHBASE hàng tuần. Tỉ lệ cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt 99,7%, còn lại 2 chiếc chưa cấp phép do tàu đang nằm bờ cải hoán. Địa phương luôn đảm bảo 100% tàu cá ra biển hoạt động đều có giấy phép khai thác thủy sản; 100% tàu cá xuất bến, nhập bến tại cảng cá phải còn hạn đăng kiểm. Hiện có 592 chiếc thuộc diện phải đăng kiểm; các tàu cá còn hạn đăng kiểm và đang hoạt động đều được sơn số, sơn màu sắc tàu cá đúng quy định.

"Các tàu cá ra cửa biển hoạt động nếu vi phạm về sơn số, sơn màu sắc tàu cá, các cơ quan: Ban Quản lý cảng cá, Trạm Biên phòng, Văn phòng IUU,… phát hiện sẽ không cho tàu cập cảng, rời cảng", lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 430/434 chiếc tàu cá xa bờ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS); có 4 chiếc đang bị ngân hàng tạm giữ để thu hồi nợ, nên dữ liệu thiết bị VMS đã bị xóa trên hệ thống giám sát tàu cá quốc gia. 100% tàu cá ra biển đều phải đảm bảo có thiết bị VMS đang hoạt động. Trạm Biên phòng, các cơ quan kiểm soát không cho tàu ra biển nếu thiết bị VMS không hoạt động

Lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết, đến nay, tại Thừa Thiên Huế chưa có tàu cá mất kết nối dữ liệu VMS quá 10 ngày, cần phải xem xét xử lý vi phạm. Các lực lượng chức năng thường xuyên thông báo các trường hợp mất kết nối trên biển trên 6 giờ, đa số các trường hợp đều kết nối trở lại sau khi có sự hướng dẫn. Nguyên nhân chính tàu bị mất kết nối là do lỗi kỹ thuật về đường truyền từ vệ tinh hoặc mất điện nguồn. Các trường hợp này được nhà cung cấp thiết bị hỗ trợ khắc phục ngay trên biển hoặc khi tàu về đến bờ.

Thừa Thiên Huế phân công cán bộ trực 24/7 để giám sát tàu cá thông qua 2 hệ thống: Máy thông tin VX-1700 tích hợp GPS truyền tin tự động và thiết bị giám sát hành trình tàu cá VMS. 

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng ngư dân

Bên cạnh kết quả trên, công tác phòng, chống khai thác IUU tại Thừa Thiên Huế còn một số tồn tại, vướng mắc như: Công tác thực thi pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm của chủ tàu cá hoạt động trên biển còn hạn chế nhất định do Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản chưa quy định sử dụng hình ảnh VMS để xử phạt.

Kiểm soát thống kê sản lượng khai thác thủy sản qua cảng cá Thuận An (cảng cá được chỉ định) thấp hơn nhiều so với dữ liệu khai thác thủy sản toàn tỉnh do phần sản lượng khai thác từ các tàu cá cỡ nhỏ (dưới 12 m) tại các vùng bãi ngang ven biển chưa kiểm soát được.

Chất lượng ghi chép nhật ký khai thác/báo cáo khai thác thủy sản chưa đạt yêu cầu (ghi không đầy đủ, thông tin sai…), do trình độ, hiểu biết của chủ tàu, thuyền trưởng còn hạn chế.

Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới, ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Sở tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, trách nhiệm ghi và báo cáo khai thác thủy sản theo quy định của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu của EC.

Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương đăng ký tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 m hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, vùng nội địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU quy định tại Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Tiếp tục tăng cường phòng ngừa tàu cá đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT sẽ đầu tư 1 tàu kiểm ngư có chiều dài từ 30 m trở lên để tăng cường năng lực tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển cũng như bố trí thêm số lượng biên chế công chức kiểm ngư phù hợp.

Nhật Anh