• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thừa Thiên - Huế ngăn chặn tình trạng di tích bị xâm lấn

Tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện biện pháp phân vùng, cắm mốc để xác định khu vực bảo vệ, nhằm ngăn chặn việc tiếp tục xâm lấn hệ thống di tích Cố đô Huế, vốn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

19/12/2011 16:06
Hiện tại, các di tích đã được cắm mốc (bao gồm việc định vị, đo nối, cắm cọc tiêu) để khoanh vùng bảo vệ, gồm: Hoàng Thành (phường Thuận Thành và Thuận Hòa), cung An Định (phường Phú Nhuận), lăng Dục Đức (phường An Cựu), lăng Vạn Vạn (phường An Đông), lăng Hiếu Đông (xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy), lăng Minh Mạng (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà); cùng các di tích Văn Miếu - Võ Miếu, đàn Xã Tắc và lăng Khải Định...
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tăng cường các biện pháp quản lý chống xâm hại di tích; đồng thời, lập phương án giải quyết các trường hợp vi phạm trong khu vực bảo vệ Di tích lăng Minh Mạng và khu vực Văn Thánh, Võ Thánh (thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế). Tuy nhiên, do lịch sử để lại, việc vi phạm khu vực bảo vệ Di tích lăng Minh Mạng hiện có tới 46 hộ, 227 khẩu. Trong đó, khu vực I có 23 hộ, 112 khẩu; khu vực II có 23 hộ, 115 khẩu, với diện tích đất ở và đất vườn khoảng 4,2ha (khu vực I là 2,53ha; khu vực II là 1,62ha. Trong đó, có 14 nhà kiên cố (khu vực I là 5 nhà; khu vực II là 9 nhà); 32 nhà bán kiên cố và nhà tạm (khu vực I là 18 nhà; khu vực II là 14 nhà)...
Đối với vành đai bảo vệ lăng Minh Mạng, tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng và địa phương cần xác định nguồn gốc sử dụng đất, lên phương án tổng thể về đền bù vật kiến trúc và tài sản trên đất để làm cơ sở thu hồi đất đối với từng hộ gia đình, đồng thời thu mua lại số cây xanh để làm vành đai bảo vệ lăng. Tỉnh tiến hành nghiên cứu, thực hiện phương án di dời, tái định cư đối với các hộ nằm trong khu vực I (khu vực cần phải được bảo vệ nguyên trạng theo Điều 32 Luật Di sản Văn hóa); từng bước giải tỏa, di dời các hộ có nhu cầu cải tạo, xây dựng mới nhà ở trong khu vực II...
Vấn đề nan giải nhất của Thừa Thiên - Huế hiện nay là nguồn vốn bố trí cho việc di dời, giải tỏa các trường hợp xâm lấn ra khỏi hệ thống di tích quá lớn, vượt quá khả năng tài chính của địa phương. Chỉ tính việc giải tỏa hơn 2.800 hộ dân sống trên Thượng thành - Đại nội Huế dài hơn 10 cây số và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nguyên trạng) của di tích thì đã cần nguồn vốn lên hàng ngàn tỷ đồng. Riêng đối với phương án di dời, trong tháng 9/2011, UBND thành phố Huế đã đầu tư 99 tỷ 105 triệu đồng xây dựng 5 khối nhà chung cư 4 tầng tại đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ với quy mô 161 căn hộ khép kín. Diện tích xây dựng hơn 3.700m2 với hơn 15 nghìn m2 sàn, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, chống sét, chống cháy...Tuy nhiên, việc xây dựng phải sau 2 năm mới hoàn thành, và cũng chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ trong việc di dời các hộ dân sống trên thượng thành và các eo bầu.
Quốc Việt