• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thừa Thiên Huế: Nhiều kết quả tích cực trong chống khai thác IUU

(Chinhphu.vn) - Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 417 tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS). Tàu cá của địa phương này chưa từng vi phạm đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.

02/12/2022 14:06
Thừa Thiên Huế: Nhiều kết quả tích cực trong chống khai thác IUU - Ảnh 1.

Việc giám sát hiệu quả sản lượng thủy sản qua cảng, cũng như nguồn gốc khai thác sẽ góp phần triển khai giải pháp chống khai thác IUU - Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

100% tàu cá xa bờ lắp thiết bị giám sát hành trình

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh hiện có 613 tàu cá có đăng ký, trong đó tàu cá xa bờ có chiều dài từ 15 m trở lên là 417 chiếc (có 13 chiếc từ 24 m trở lên), tàu từ 12 đến dưới 15 m là 159 chiếc và tàu từ 6 đến dưới 12 m là 37 chiếc. 

Ngư trường khai thác hải sản của ngư dân Thừa Thiên Huế hoạt động chủ yếu từ vĩ tuyến 140 Bắc lên đến vịnh Bắc Bộ và ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam. Ước toàn tỉnh có khoảng 5.000 lao động khai thác hải sản xa bờ.

Hiện nay, trên hệ thống dữ liệu tàu cá quốc gia (VNFISHBASE), có 613 chiếc tàu cá của Thừa Thiên Huế đã đăng ký thường xuyên cập nhật lên hệ thống và có 610 chiếc tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản, đạt tỉ lệ 99,5%, số còn lại 3 chiếc chưa cấp phép do tàu đang nằm bờ cải hoán.

Về kết quả lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 417 tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) trong tổng số 417 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên bắt buộc phải lắp đặt, đạt 100% theo quy định.

Về theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá thông qua thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), đến nay, Thừa Thiên Huế chưa có tàu cá mất kết nối dữ liệu VMS quá 10 ngày, cần phải xem xét xử lý vi phạm.

Cũng trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã chủ động nâng cấp đầu tư trang thiết bị hoàn chỉnh tại trạm bờ và văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Thuận An đảm bảo vận hành phục vụ công tác kiểm soát tàu cá. Đồng thời, tổ chức phân công cán bộ trực 24/7 theo yêu cầu. 

Thống kê từ đầu năm đến 25/11/2022, trên địa bàn có 8.454 lượt tàu cá rời cảng và 9.380 lượt tàu cá cập cảng. Công tác này giao Ban Quản lý Cảng cá thực hiện và giám sát sản lượng thủy sản khai thác qua cảng theo quy trình, theo quy định, đạt 100%.

Theo ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, từ khi Luật Thuỷ sản năm 2017 và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có hiệu lực, được sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ NN&PTNT, ngành khai thác thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả tích cực. 

Cụ thể: Hầu hết chủ tàu cá xa bờ chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước như lắp đặt thiết bị VMS, sơn dấu nhận biết tàu cá, cập cảng được chỉ định để bốc dỡ hàng hóa đúng quy định, hoạt động khai thác đúng nghề, đúng tuyến,... góp phần khắc phục giải pháp chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU).

Đặc biệt, việc phối hợp, thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm đã được các cấp, các ngành phối hợp tổ chức thực hiện quyết liệt nên không có tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, để bị bắt giữ và xử phạt. 

Trong năm 2022, tại vùng biển Thừa Thiên Huế quản lý các lực lượng thực thi pháp luật đã tổ chức hơn 50 đợt tuần tra, kiểm tra tàu cá để tuyên truyền, phòng chống và ngăn chặn các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. 

Kết quả đã xử lý 21 trường hợp vi phạm nhỏ lẻ khác, xử phạt với tổng kinh phí trên 315 triệu đồng.

Thiết lập và đưa vào hoạt động hệ thống nhật ký khai thác thủy sản điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, thời gian qua, thực hiện các chỉ đạo từ Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về chống khai thác IUU, Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai các biện pháp phù hợp, đạt các kết quả bước đầu trong 4 nhóm khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC).

Đặc biệt nhờ chú trọng công tác tuyên truyền đến từng chủ tàu, đến nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế chưa có tàu cá khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài, bị bắt giữ, xử lý.

Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng ngừa tàu cá của tỉnh đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU rộng rãi và tăng cường công tác quản lý giám sát tại địa phương, cảng cá. Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin nghề cá hiện đại để phát triển nghề khai thác thủy sản bền vững.

Thiết lập và đưa vào hoạt động hệ thống nhật ký khai thác thủy sản điện tử, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, cũng như quản lý tàu cá xa bờ, chống khai thác IUU. Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin nghề cá hiện đại để phát triển nghề khai thác thủy sản bền vững, hội nhập. 

Nhật Anh