• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng GRDP dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

(Chinhphu.vn) - 6 tháng đầu năm, kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, ngành du lịch có nhiều khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. An sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo.

29/06/2023 18:10
Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng GRDP dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Ảnh 1.

6 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế đạt khoảng hơn 1,6 triệu lượt, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Ngày 29/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 6,51%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 8/14 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong 5 tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Nổi bật là khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh trở lại với mức tăng 8,35%, chiếm 49,7% trong cơ cấu kinh tế. 6 tháng qua, lượng khách du lịch đạt khoảng hơn 1,6 triệu lượt, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 567.200 lượt, gấp 44,8 lần. Tổng thu từ du lịch 6 tháng ước đạt khoảng 3.494 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng 2,95%. Khu vực nông, lâm, thủy sản tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, tăng trưởng 9,48%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.950 tỷ đồng, bằng 49,9% dự toán.

Từ đầu năm đến nay, có 415 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 2.749 tỷ đồng; đã cấp mới 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.705,8 tỷ đồng; cấp giấy chấp thuận chủ trương đầu tư cho 7 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 1.589,3 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh đã giao là 8.091,097 tỷ đồng, giải ngân đến ngày 20/6 là 2.097,649 tỷ đồng, đạt 25,9% kế hoạch. Dự kiến đến ngày 30/6, tỉ lệ giải ngân chung toàn tỉnh đạt khoảng 36%.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành khách T2 sân bay Phú Bài. Tiếp tục ưu tiên đầu tư các dự án nhằm tạo động lực và có tính chất lan tỏa phát triển kinh tế-xã hội. 

Trong đó, tập trung hoàn thành các tuyến đường Phú Mỹ-Thuận An, đường Chợ Mai-Tân Mỹ, đường phía Tây phá Tam Giang-Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ-Phú Đa) trong năm 2023; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2; hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài và đường Vành đai 3…

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thẳng thắn nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng GRDP vẫn thấp hơn so với kịch bản tăng trưởng 9-10%. Đây sẽ là thách thức rất lớn để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng năm 2023. Hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu… tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 6, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương cần tập trung quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý đến các giải pháp căn cơ, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực lớn, có thế mạnh; riêng lĩnh vực du lịch cần đa dạng các phân khúc khách hàng, thị trường.

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách năm 2023, ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu các sở, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; các công trình, dự án khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022.

Đặc biệt lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên… để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm của tỉnh. Phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn.

"Đối với các chỉ tiêu được đề ra đầu năm chúng ta cần lưu ý phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch thu ngân sách Nhà nước năm 2023 trên 13.000 tỷ đồng; triển khai hiệu quả các kế hoạch nâng cao các chỉ số hành chính về PAR-Index, PAPI-Index, PCI, ICT, đặc biệt là các giải pháp nâng cao các chỉ số quan trọng giảm hạng trong năm 2022", Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lưu ý.

Nhật Anh