• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thế giới

(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa lần thứ 78 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) từ ngày 19-26/9/2023 tại New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra "Ngày Lương thực" với các phiên họp cấp cao về chủ đề Lương thực và Nông nghiệp vào ngày 20/9.

21/09/2023 08:23
Thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thế giới - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại "Ngày Lương thực" ngày 20/9 - Ảnh: VGP

Việc đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta chuyển đổi các hệ thống thực phẩm nông nghiệp của mình. Từ 702 đến 828 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói vào năm 2021, với các dự báo cho thấy gần 670 triệu người sẽ vẫn phải đối mặt với nạn đói vào năm 2030. Gần 3,1 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho chế độ ăn uống lành mạnh vào năm 2020. 

Các hệ thống nông sản thực phẩm hiện đại đang góp phần làm gia tăng bất bình đẳng, trở thành nguyên nhân chính dẫn đến mất đa dạng sinh học và chịu trách nhiệm cho 1/3 lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra trên toàn cầu. Việc áp dụng cách tiếp cận hệ thống thực phẩm là cần thiết để giải quyết đồng thời nhiều thách thức và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm nông nghiệp bền vững.

"Ngày Lương thực" là thời điểm quan trọng giữa Hội nghị toàn cầu đánh giá 2 năm thực hiện cam kết Hội nghị Thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm của LHQ năm 2023 (UNFSS+2) và Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28). 

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm trong các Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, đồng thời củng cố các giải pháp tại chỗ. Đã đến lúc cần chuyển đổi mạnh mẽ tư duy để nhìn nhận nông nghiệp và hệ thống lương thực thực phẩm là giải pháp chứ không phải là vấn đề đối với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, các nước cần có hành động cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Cam kết chính trị của các quốc gia, lấy "con người là trung tâm", sự phối hợp "liên ngành", đa mục tiêu, huy động các khu vực tư nhân đầu tư cho nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nông nghiệp chính là tài nguyên tái tạo quan trọng nhất để chuyển đổi thành công hệ thống lương thực thực phẩm, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Tuần lễ cấp cao với sự tham gia của lãnh đạo 193 quốc gia thành viên, Tổng thư ký LHQ Ông António Guterres nói "Hành động là những gì thế giới cần" (Action is what the word needs), "đây không phải là lúc để thờ ơ hay thiếu quyết đoán, đây là lúc để cùng nhau tìm ra những giải pháp thực tế, thiết thực" (This is a time to come together for real, practical solutions).

Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã tham dự các hoạt động của "Ngày Lương thực". Phát biểu tại phiên họp cấp cao về cam kết chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, Thứ trưởng đã chia sẻ những kinh nghiệm, thách thức trong quá trình chuyển đổi và phát triển nông nghiệp và hệ thống  lương thực thực phẩm ở Việt Nam. 

Trong một thời gian dài, câu chuyện thành công về nông nghiệp của Việt Nam đã dựa vào sự thâm canh nông nghiệp của hộ gia đình sản xuất nhỏ và chính phủ đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp, hệ thống khuyến nông và thủy lợi. Nông nghiệp thâm canh có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu lương thực, nhưng lại tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và suy thoái đất, nước, rừng và đa dạng sinh học nông nghiệp. 

Thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thế giới - Ảnh 2.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ những kinh nghiệm, thách thức trong quá trình chuyển đổi và phát triển nông nghiệp và hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam - Ảnh: VGP

Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức để chuyển đổi từ sản xuất số lượng, sang chất lượng; chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp với quan điểm đa mục tiêu, đa ngành để tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường và nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế và trong nước; đồng thời cũng phải tổ chức lại sản xuất, năng lực tổ chức hợp tác xã, hiệp hội theo chuỗi giá trị.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống  lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030 để khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống nông nghiệp và  lương thực thực phẩm, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và giảm thiểu sự đánh đổi về phát triển kinh tế với môi trường và dinh dưỡng/sức khỏe. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện cơ chế thành lập Đối tác và các Tổ/nhóm kỹ thuật để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Trong phát biểu của mình, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng khẳng định "Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là một cách tiếp cận, có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau".  

Trong "Ngày Lương thực" có các phiên họp cấp cao với các chủ đề về: Vai trò của các tổ chức LHQ trong hỗ trợ để nâng tham vọng về khí hậu và mục tiêu SDG 2 thông qua việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm; phân bổ nguồn vốn cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thực sự; những ý tưởng và giải pháp để triển khai các hành động cụ thể; duy trì đổi mới và đầu tư toàn diện theo vùng/khu vực; chương trình nghị sự về nông nghiệp và hệ thống thực phẩm tại COP28 và sau đó; công bằng và hòa nhập là trọng tâm cần được quan tâm trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm./.

Hà Văn