• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải

(Chinhphu.vn) – Hệ thống giải quyết tranh chấp lao động cần đồng bộ, phát huy hiệu quả để các bên trong quan hệ lao động nhận thức đầy đủ về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải.

20/04/2011 15:31

Ảnh: Chinhphu.vn

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ thực thi pháp luật lao động và quan hệ lao động, ngày 20/4, Bộ LĐTBXH phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo: “Thúc đẩy, hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp lao động ngoài tòa án tại Việt Nam”.

Chưa có hệ thống giải quyết tranh chấp hiệu quả

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động phát triển trên nguyên tắc vừa thống nhất vừa xung đột, vì vậy vấn đề mâu thuẫn về lợi ích và tranh chấp trong quan hệ lao động luôn xảy ra.

Để giúp hai bên trong quan hệ lao động giải quyết các xung đột đòi hỏi phải có một hệ thống giải quyết tranh chấp hiệu quả với vai trò là trung gian hòa giải, trọng tài và phán quyết để hỗ trợ, giải quyết các tranh chấp lao động công bằng, làm nền tảng củng cố quan hệ lao động.

Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức của các bên chưa đầy đủ về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, chưa thực hiện việc giải quyết tranh chấp theo con đường hòa giải mà thường trực tiếp khiếu nại tới cơ quan nhà nước.

Đối với tranh chấp lao động tập thể thì thiếu vai trò đại diện để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thường chọn hình thức phản đối tập thể bằng ngừng việc tự phát.

Bên cạnh đó, việc thành lập hội đồng hòa giải cơ sở chỉ mới được thực hiện ở những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Trong khi đó, vai trò của hòa giải viên lao động cấp huyện chưa được phát huy do chưa được cá nhân và doanh nghiệp yêu cầu hòa giải. Hòa giải viên lao động cũng mới chỉ có ở một số tỉnh phía Nam và mới hòa giải được một số vụ tranh chấp lao động cá nhân (khoảng 23,9%).

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được thành lập ở tất cả các tỉnh và thành phố nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Số lượng Hội đồng hòa giải cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp thấp (dưới 30%).

Chú trọng vai trò hòa giải viên

Theo Phó Trưởng Phòng Lao động, Vụ Pháp chế, Bộ LĐTBXH Mai Đức Thiện, vai trò của của đội ngũ hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp lao động rất quan trọng và cần chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.

Theo ông Mai Đức Thiện, đội ngũ này cần có tâm và hội tụ được những phẩm chất như hiểu biết pháp luật, có kỹ năng và kinh nghiệm hòa giải lao động.

Một số địa phương đã phát triển khá tốt mô hình hòa giải viên lao động và giải quyết được các tranh chấp lao động hiệu quả.

Thư ký Hội đồng trọng tài lao động TP Hồ Chí Minh Hồ Xuân Dũng cho biết, TP Hồ Chí Minh đã hình thành đội ngũ hòa giải viên lao động gồm 113 người, phụ trách công tác hoà giải tranh chấp lao động trên địa bàn 24 quận, huyện. Từ khi được thành lập, các hòa giải viên đã  tiếp nhận và hòa giải 2.570 vụ tranh chấp.

Chia sẻ các kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động, ông Richard Fincher, chuyên gia thuộc Dự án thúc đẩy quan hệ lao động của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ cho hay, đội ngũ hòa giải viên cần được chuyên nghiệp hóa, ở một số nước đã thành lập Hiệp hội chuyên gia giải quyết mâu thuẫn, bất hòa và hoạt động khá hiệu quả.

Có thể thấy, các chuyên gia hòa giải có nhiều ưu điểm như: có khả năng tiếp cận kịp thời, hiểu rõ lợi ích và trách nhiệm của cả chủ sử dụng và người lao động, am hiểu pháp luật, chính sách của nhà nước.

Ông Phạm Minh Huân cũng cho biết, trong chương trình sửa đổi tổng thể và toàn diện bộ Luật Lao động lần này cần phải nghiên cứu để đưa ra hệ thống giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả nhất nhằm góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Thu Cúc