• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ

(Chinhphu.vn) - Chiều 8/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ Rajnath Singh đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

08/06/2022 21:00
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ Rajnath Singh. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972-2022), góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng nói riêng và quan hệ hữu nghị, truyền thống, Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước do các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Thủ tướng chúc mừng những thành tựu vượt bậc của Ấn Độ sau 75 năm giành được độc lập, thể hiện được vai trò và vị thế trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp và khó lường; cũng như việc Ấn Độ vừa nỗ lực khống chế sự lây lan của dịch bệnh trong nước, vừa tích cực hỗ trợ vật tư y tế, thuốc men cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng và luôn mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị, truyền thống, Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trên nền tảng các mối liên kết lịch sử và văn hóa lâu đời, các giá trị và lợi ích tương đồng, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết chung đối với luật pháp quốc tế.

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ - Ảnh 2.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng và luôn mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị, truyền thống, Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Qua 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển vững chắc, ngày càng thực chất và được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh chịu tác động của dịch COVID-19, hai nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ, trong đó, cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ngài Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tháng 4/2022 có ý nghĩa rất quan trọng, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam kiên định triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị hai bên triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực, vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai; sớm nâng kim ngạch thương mại song phương từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 15 tỷ USD thời gian tới; khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh, nhất là công nghiệp dược, công nghệ thông tin; thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, chuyển đổi số, hợp tác văn hoá và giao lưu nhân dân, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ Rajnath Singh mong muốn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cảm ơn Chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã dành cho Bộ Quốc phòng Việt Nam sự hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể, hiệu quả; hoan nghênh kết quả đạt được trong chuyến thăm của ngài Bộ trưởng; đề nghị Bộ Quốc phòng, Quân đội hai nước tăng cường trao đổi thông tin, có lộ trình cụ thể để triển khai các thỏa thuận đã đạt được, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất hơn trên cơ sở chân thành, tin cậy, trách nhiệm, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và xây dựng quân đội hai nước vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nhất trí cao với các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho rằng hai nước có mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu đời về lịch sử và văn hóa, đang phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực trên cơ sở sự tin cậy rất cao và thời gian qua, hai nước đã hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19; nhìn nhận Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, đang đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng khẳng định Việt Nam là trọng tâm trong chính sách 'Hành động hướng Đông' của Ấn Độ, mong muốn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển; thông báo về những định hướng hợp tác quốc phòng giữa hai nước thời gian tới, về kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước và việc ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ đến năm 2030, Bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần giữa Bộ Quốc phòng hai nước, đây là các văn bản hợp tác quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong thời gian tới.

Tại cuộc gặp, hai bên trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất trí tăng cường tham vấn, phối hợp trên các diễn đàn đa phương, hợp tác tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, thúc đẩy quan hệ ASEAN-Ấn Độ, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.

Hai bên cũng chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hà Văn