• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy kinh tế biển duyên hải Nam Trung Bộ bằng KH&CN

(Chinhphu.vn) - Chiều 20/6, tại TP. Đà Nẵng, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức hội nghị khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

21/06/2019 09:37
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Các đại biểu tham dự đã đánh giá, thảo luận về tiềm năng, lợi thế của biển đảo vùng duyên hải Nam Trung Bộ; xác định thực trạng và những đóng góp hiện nay của KH&CN đối với phát triển kinh tế biển trong vùng; đồng thời xác định vị trí và vai trò của KH&CN trong phát triển bền vững kinh tế biển.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, phát triển kinh tế biển luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm với nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành. Trong đó, vùng duyên hải Nam Trung Bộ được xác định là một trong 4 vùng trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển.

Trong 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết số 09-NQ/TW được triển khai, đóng góp của các tỉnh, thành phố duyên hải Nam Trung Bộ vào GDP cả nước luôn đạt tỉ lệ cao, trong đó có sự đóng góp của các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp quan trọng ven biển (trung tâm chế biến dầu, khí, nhiệt điện, sản xuất thép…).

Kinh tế thuần biển, gồm khai thác và chế biến dầu khí trên biển, hàng hải, nuôi trồng và khai thác hải sản, du lịch biển, tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia với mức đóng góp vào GDP cả nước đạt khoảng 10%.

Đạt được những kết quả trên, ngành KH&CN đã đóng góp một phần không nhỏ. Đặc biệt các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong kinh tế biển khu vực Nam Trung Bộ đã đem lại những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội.

Nhiều đại biểu cho rằng vùng duyên hải Nam Trung Bộ là vùng biển giàu san hô, có nhiều cảng nước sâu là tiền đề phát triển kinh tế biển theo mô hình cảng-đô thị-biển. Đây cũng là nơi có triển vọng du lịch lớn, tập trung vào du lịch biển đảo, sinh thái. Ngoài ra, tiềm năng năng lượng gió biển và sóng biển cũng rất đáng kể.

Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển bền vững nên chưa được phát huy đầy đủ lợi thế, tiềm năng; phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn. Một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học biển bị suy giảm; khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển…

GS. TS Nguyễn Chu Hồi (ĐHQG Hà Nội) cho rằng phát triển vùng biển Nam Trung Bộ đòi hỏi phải thay đổi tầm nhìn, xoá bỏ định kiến trong chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng chuyển từ “nâu” sang “xanh lam” (tức là từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch), hướng tới phát triển bền vững và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy cơ hội, khắc phục thách thức để kinh tế biển vùng này bứt phá trong dài hạn. Để làm được điều đó thì cần đầu tư nhiều hơn cho KH&CN cũng như đổi mới phương thức đầu tư từ các nguồn lực quốc tế và lĩnh vực tư nhân trong nước.

Theo ông Nguyễn Chu Hồi, cần phải nghiên cứu cơ chế, chính sách mới đối với các khu kinh tế biển; chương trình hiện đại hoá đội tàu đánh bắt xa bờ, tăng sức mạnh liên kết trên biển; áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch thuỷ sản; phát triển và chuyển giao công nghệ nuôi biển; xây dựng các khu, làng khoa học- công nghệ biển quốc tế để thu hút các nhà khoa học uy tín quốc tế, có trình độ cao vào làm việc.

Các đại biểu đã nêu nhiều giải pháp để KH&CN phát triển mạnh mẽ hơn, phục vụ có hiệu quả hơn cho phát triển bền vững kinh tế biển trong vùng nói riêng cũng như cho chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước như tiến hành điều tra cơ bản, tổng hợp vùng biển Nam Trung Bộ; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ven biển, đảo; áp dụng và phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch thủy hải sản; phát triển các mô hình khai thác muối, sản xuất giống thủy sản chất lượng cao; thu gom, phân loại, xử lý rác thải biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là rác thải nhựa.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết trong thời gian tới, để KH&CN thực sự có vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt nhằm có sự thông suốt trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế biển cũng như vai trò của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế biển của vùng từ trung ương đến địa phương; từ cán bộ cho đến người dân và doanh nghiệp.

Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam nói chung và kinh tế biển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng không thể bền vững nếu không có vai trò của KH&CN, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi căn bản sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc tế sâu, rộng; biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ với những tác động nhanh, nhiều chiều đối với nền kinh tế nước ta.

Lưu Hương