• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy phát triển bền vững ngành Dược liệu

(Chinhphu.vn)- Tiếp tục điều tra tổng thể hiệu quả các loại dược liệu chủ yếu đang trồng ở Việt Nam; duy trì nghiên cứu nguồn gen quý đồng thời rà soát quy hoạch các vùng dược liệu của đất nước nhằm thúc đẩy phát triển ngành Dược liệu.

30/05/2010 15:03

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm một gian hàng sản phẩm dược liệu. Ảnh: Chinhphu.vn

Đó là một số giải pháp thúc đẩy phát triển ngành Dược liệu của nước ta được nêu trong Hội nghị “Phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia” do Cục Quản lý dược- Bộ Y tế tổ chức ngày 30/5 tại Bình Dương. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dự.

Theo Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã phát hiện 3.948 loài thực vật và nấm lớn được sử dụng làm thuốc. Một số nguồn dược liệu quý của Việt Nam đã được thế giới công nhận và có tiềm năng phát triển rất lớn trong thời gian tới như: cây hồi, cây trinh nữ hoàng cung, cây quế, A- ti - sô, sâm Ngọc Linh, cây tràm, thanh hao hoa vàng và hoa hòe.

Tổng sản lượng dược liệu trồng trọt ở Việt Nam hàng năm ước tính khoảng  3.000 – 5.000 tấn. Trong đó đáng kể nhất là thanh hao hoa vàng (500 tấn), quế (300 tấn), kim tiền thảo ( gần 300 tấn)… Đặc biệt, sản phẩm viên nang Cirla chiết xuất thành công từ cây trinh nữ hoàng cung chuyên chữa bệnh tiền liệt tuyến được xem xét đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia.

Mặc dù có đầy đủ các điều kiện để trồng trọt nhiều loại dược liệu có giá trị cao, nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu không ổn định nên việc phát triển các vùng dược liệu hiện nay gặp nhiều khó khăn.

Tại Hội nghị, nhiều giải pháp và kiến nghị về quản lý thị trường (sự phối hợp liên ngành trong quản lý nhập khẩu dược liệu, quản lý chất lượng nhập khẩu dược liệu, xây dựng chính sách phát triển dược liệu); giải pháp về bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu, về khoa học- công  nghệ, đào tạo nhân lực … đã được đại diện các đơn vị đề cập nhằm khắc phục những tồn tại trong phát triển ngành Dược ở nước ta.

Qua đề xuất của các đại biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Y tế tiếp tục điều tra tổng thể về hiệu quả của các loại dược liệu chủ yếu đang trồng ở Việt Nam; duy trì việc nghiên cứu nguồn gen quý để phát triển nguồn dược liệu phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện của từng địa phương. Đồng thời rà soát lại quy hoạch các vùng dược liệu quý của đất nước như cây hồi, cây quế và cây A-ti-sô.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh tới sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ Y tế thông qua các cơ chế chính sách thông thoáng để tạo điều kiện tốt nhất cho “3 nhà”:  Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nông phát triển những sản phẩm dược liệu hiệu quả và bền vững cũng như trách nhiệm của họ trong việc xây dựng chuỗi phân phối sản phẩm dược liệu khép kín và có chất lượng, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác đã đến thăm Công ty TNHH Thiên Dược. Ảnh: Chinhphu.vn

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác đã đến thăm Công ty TNHH Thiên Dược, đơn vị chuyên sản xuất viên nang Cirla chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung.

Từ Lương