• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hội thảo quốc tế CIECI 2023

Thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững

(Chinhphu.vn) - Đây là Hội thảo được tổ chức lần thứ 11, nằm trong chuỗi Hội thảo thường niên về Hợp tác và Hội nhập Kinh tế quốc tế CIECI (Conference on International Economic Cooperation and Integration) được trường Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) khởi xướng từ năm 2013.

24/11/2023 15:25
Thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững- Ảnh 1.

Hội thảo quốc tế CIECI 2023 - Ảnh: VGP/NN

Hội thảo năm nay được phối hợp tổ chức bởi trường Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom tại Việt Nam (FNF Việt Nam), Trường Đại học Adelaide - Australia; trường Đại học Salento - Italy, trường Đại học Sofia - Bulgari, trường Đại học Saint-Louis – Bruxelles, Bỉ, trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) và trường Đại học Ngoại thương.

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 200 nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả quốc tế, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên đến từ các cơ quan nhà nước, các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước. 

Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò then chốt

Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu, chuyển giao công nghệ và tăng trưởng. 

Hội thảo quốc tế CIECI 2023 đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các giảng viên trong nước cũng như quốc tế. Ban tổ chức cho biết đã có gần 50 bài viết chất lượng gửi đến hội thảo, tập trung vào bốn chủ đề chính: Chuyển đổi số và đổi mới trong GVC; Thực hành bền vững trong GVC; Các vấn đề về Năng lực phục hồi và Quản trị trong GVC; Mô hình, đặc điểm và chính sách của GVC.

Tại hội thảo được tổ chức trong cả ngày 24/11, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế quốc tế đến từ Australia, Italia, Bulgari, Thái Lan, Đức, Bỉ, Việt Nam đã tập trung trình bày các bài tham luận trong hai phiên thảo luận chính. 

Thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững- Ảnh 2.

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 200 nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả quốc tế... - Ảnh: VGP/NN

Trong phiên buổi sáng, 1 trong 2 bài tham luận có chủ đề "Liên minh chiến lược, hội nhập khu vực và RCEP: Hàm ý đối với Đông Á và ASEAN" được trình bảy bởi GS. Shandre Thangavelu (trường Đại học Adelaide - Australia). Theo ông, trong thập kỷ qua khu vực Đông Á và Nam Á đã phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa với mức độ ngày càng gia tăng trong thương mại khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó những bất ổn gần đây như đại dịch COVID-19; chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; chiến tranh quân sự Nga-Ukraine; áp lực lạm phát; đứt gãy GVC; suy thoái kinh tế khu vực và trên thế giới sẽ dẫn đến những chính sách hướng nội hơn, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và tình trạng phân mảnh trong các thỏa thuận thương mại. 

Những thách thức này dẫn đến nhu cầu về cơ chế thương mại mới, sự thống nhất giữa các chính sách ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Ngoài ra, các quốc gia cần thống nhất các thỏa thuận thương mại nhằm giảm sự chồng chéo trong chính sách, cắt giảm chi phí giao dịch thương mại và hạn chế sự phân mảnh thương mại toàn cầu và khu vực. 

Tập trung đánh giá những biến động của nền kinh tế thế giới

Nối tiếp các bài tham luận là phiên thảo luận bàn tròn với sự tham gia của các đại diện từ Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các chuyên gia đến từ các trường đại học trong nước và quốc tế. Các diễn giả tập trung đánh giá những biến động của nền kinh tế thế giới như đại dịch COVID-19, khủng hoảng năng lượng, căng thẳng chính trị và những xu thế mới như cách mạng công nghệ 4/0, chuyển đổi số, xu hướng phát triển bền vứng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và định hình lại GVC. 

Thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững- Ảnh 3.

PGS. TS Lê Trung Thành: "Hội thảo góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế và kinh doanh ở các trường đại học trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng" - Ảnh: VGP/NN

Các nội dung liên quan đến thuận lợi và thách thức của các nhóm nước phát triển và đang phát triển trong việc tích hợp các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn và kinh tế số trong GVC cũng đã được thảo luận. Đặc biệt, những chính sách hỗ trợ khả năng phục hồi và tính bền vững của GVC sẽ là chủ đề quan trọng được thảo luận và chia sẻ tại các phiên thảo luận bàn tròn.

Trong phiên họp buổi chiều, 5 phiên thảo luận đã được tiến hành với các chủ đề: Chuyển đổi số và đổi mới trong GVC; Thực hành bền vững trong GVC; Các vấn đề về năng lực phục hồi và quản trị trong GVC; Mô hình, đặc điểm và chính sách của GVC; Dịch vụ hoá và phân tích cấp độ doanh nghiệp ở Đông Á. 

Theo đó, tham gia sâu vào thương mại quốc tế và GVC mang lại sự phục hồi toàn diện cho các quốc gia, tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững trong quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Song trong khoảng thời gian gần đây một số GVC đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. 

Thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững- Ảnh 4.

5 phiên thảo luận được tiến hành trong phiên họp buổi chiều - Ảnh: VGP/NN

Do vậy, các diễn giả không chỉ tập trung vào thực tiễn tham gia vào GVC mà còn chỉ ra những thách thức, rủi ro phát sinh trong quá trình này. Những hàm ý chính sách cho Chính phủ, các chiến lược quản trị ở doanh nghiệp đã được các tác giả đưa ra nhằm đảm bảo sự phục hồi và tính bền vững khi tham gia vào GVC. 

Theo PGS. TS Lê Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), sau hội thảo, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và quản lý nhà nước cũng như các nhà khoa học và quản trị doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm được những luận cứ khoa học và thực tiễn toàn diện và xác đáng hơn, góp phần phát huy những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào GVC hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. 

PGS. TS Lê Trung Thành nhấn mạnh, thông qua việc kết nối các chuyên gia, học giả, giảng viên, người học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, hội thảo sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế và kinh doanh ở các trường đại học trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Phương Liên