• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thực hiện BHYT theo hộ gia đình: Vẫn gian nan

(Chinhphu.vn) - Mặc dù đã phải lùi thời gian thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình từ năm 2015 sang đầu năm 2016, nhưng theo nhiều chuyên gia, việc thực hiện theo hình thức BHYT này vẫn còn nhiều gian nan.

05/01/2016 13:59
Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, trong quá trình giám sát, ông nhận thấy, khi thực hiện chính sách BHYT theo hộ gia đình, một số xã chỉ làm thủ tục mua BHYT cho người dân theo ngày, giờ hành chính, thậm chí có xã chỉ bán 3 ngày trong tuần, nên gây khó khăn cho người đăng ký mua, nhất là nông dân.

Điều đặc biệt khiến người dân không mặn mà với việc mua thẻ BHYT hiện nay là thời gian chờ đợi. Có nơi, người dân mua thẻ BHYT phải chờ đợi 3 tháng mới được nhận thẻ.

Ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cũng thừa nhận, BHXH các tỉnh, thành phố, hầu hết đã triển khai tập huấn cho các đại lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều cơ sở vẫn còn máy móc khi danh sách đăng ký tham gia theo hộ gia đình có một số thông tin như họ và tên, mã thẻ BHYT đối với những thành viên đã tham gia theo hình thức khác.

Chính điều này khiến những người có nhu cầu mua BHYT theo hình thức hộ gia đình cảm thấy rắc rối, nên không mặn mà với hình thức mua BHYT này.

Để khắc phục những hạn chế trên, ông Nguyễn Văn Tiên đề xuất, thời gian tới, mỗi trạm y tế xã cần cử một cán bộ chuyên trách về BHYT, đồng thời UBND cấp xã cần tính tới phương án có đội ngũ cộng tác viên tích cực đến từng nhà, nhất là dịp nghỉ Tết, để vận động thân nhân mua BHYT. Những đối tượng này cần được hưởng tỉ lệ phần trăm của thẻ BHYT để họ có trách nhiệm hơn.

Với cơ quan BHXH, ông Tiên cho rằng, cơ quan này cần đổi mới cơ chế cấp thẻ BHYT, đưa phôi thẻ ngay khi người dân trả tiền, nhưng giá trị sử dụng chậm lại theo quy định. Tức là khi cấp thẻ BHYT, cơ quan BHXH phải trừ thời gian làm thẻ để người dân được hưởng thêm thời gian khám, chữa bệnh.

Ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và phát triển cộng đồng cũng cho rằng, ngành BHXH và y tế cần tuyên truyền để người dân hiểu được quyền lợi của họ khi tham gia BHYT. Đồng thời cần sớm cụ thể hóa quy định về "gói dịch vụ y tế cơ bản" để người dân biết được bảo hiểm chi trả những loại bệnh gì, người bệnh phải chi trả những gì. Khi đó, người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ có chuyển biến tích cực.

Trước đó, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, từ ngày 1/1/2015 bắt buộc người dân tham gia BHYT, trong đó có hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2015, do thủ tục mua thẻ BHYT theo hộ gia đình phức tạp, rườm rà, BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản cho phép lùi thời gian thực hiện đến 1/1/2016.

Hiền Minh