• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thực hiện tỷ trọng tín dụng cho vay phi sản xuất - khó cũng phải làm

(Chinhphu.vn) -Thời hạn đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất trong tổng dư nợ về dưới 22% đã đến (30/6), các NHTM vẫn đang nỗ lực để thực hiện được mục tiêu đặt ra.

01/07/2011 10:27

Ảnh minh họa

Đại diện một số NHTM cho rằng dù khó cũng phải thực hiện đúng quy định của NHNN.

Các NH tích cực phát triển tín dụng phục vụ sản xuất, xuất khẩu; dừng việc cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ khi có chỉ đạo của NHNN, đồng thời tích cực đàm phán với khách hàng đang có dư nợ tín dụng phi sản xuất để thu hồi vốn trước hạn. Các ngân hàng cũng tập trung nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, tiết kiệm chi phí ở mọi khâu, mọi bộ phận để tăng hiệu quả kinh doanh.

Bà Nguyễn Minh Thu, Tổng Giám đốc OceanBank cho biết từ đầu năm đơn vị đã chú trọng việc cơ cấu lại tài sản nên dư nợ tín dụng không thay đổi nhiều. Dư nợ cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất đến thời điểm trước 30/6 đã hạ gần sát mức quy định của NHNN, gần 23% tổng dư nợ. Hiện nay tại OceanBank, dư nợ cho vay chứng khoán chưa đến 1%. Đối với những khách hàng thuộc lĩnh vực SXKD, OceanBank xem xét áp dụng lãi suất cho vay phù hợp, tính toán thời gian vay đảm bảo chu kỳ kinh doanh, giảm bớt những loại phí dịch vụ khác.

Còn theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc NHTM cổ phần Ngoại thương (VCB), NH đã quản lý tập trung và áp dụng chính sách hạn chế cho vay phi sản xuất từ nhiều năm trở lại đây. Còn hiện nay, tính đến hết tháng 5/2011, cho vay phi sản xuất của VCB tăng 1,8% và chiếm xấp xỉ 12% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tăng 7,2% do giải ngân tiếp các hợp đồng đã ký với khách hàng (nhưng vẫn thấp hơn mức tăng  tổng dư nợ cho vay khách hàng); còn cho vay chứng khoán giảm 37% và hiện ở mức dư nợ không đáng kể.

Đối với cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, VCB thực hiện quản lý tập trung tại Hội sở chính và cũng chỉ xem xét các trường hợp tiềm năng tại các khu vực có điều kiện như Hà Nội, TPHCM. Do vậy, tỷ trọng cho vay phi sản xuất của VCB hiện thấp hơn mức trần khống chế của NHNN.

 VCB đã quyết liệt cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên phân bổ cho các khách hàng tốt (xếp hạng tín dụng từ A trở lên), thuộc ngành sản xuất, xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, nông thôn như gạo, thuỷ sản; các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón...

Đối với cho vay lĩnh vực phi sản xuất, VCB thực hiện quản lý tập trung và giao chỉ tiêu đến từng chi nhánh. Riêng cho vay bất động sản, mọi khoản cho vay phải được Hội sở chính xem xét với hệ thống tiêu chí rõ ràng, minh bạch.

Ông Nguyễn Phước Thanh cũng cho rằng, một mặt cần nhất quyết hạn chế cho vay các dự án xây dựng, bất động sản có dấu hiệu đầu cơ, lũng đoạn, có nguy cơ gây rủi ro "bong bóng" bất động sản. Mặt khác, đối với những dự án xây dựng khu công nghiệp, nhà xưởng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì vẫn nên có sự hỗ trợ về vốn, góp phần giúp các doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất.

Huy Thắng