• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thực phẩm chức năng nội chiếm 60-80% thị trường trong nước

(Chinhphu.vn) - Việt Nam hiện có hơn 3.100 cơ sở sản xuất, cung cấp ra thị trường gần 12.000 sản phẩm chăm sóc sức khoẻ người dân. Các mặt hàng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ trong nước chiếm ưu thế trên thị trường, với khoảng 60-80%.

14/12/2022 15:00
Thực phẩm chức năng nội chiếm 60-80% thị trường trong nước - Ảnh 1.

Theo PGS.TS. Trần Đáng, đến năm 2027 phấn đấu sản xuất TPCN trong nước chiếm 80%, xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, đưa tỉ lệ số người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên lên 80%. Ảnh: VGP/HM

Tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2022-2027) mới đây, đại diện hiệp hội cho biết, vào năm 2000, cả nước mới chỉ có 13 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN), thì đến năm 2021, Việt Nam đã có hơn 3.100 cơ sở, cung cấp ra thị trường gần 12.000 sản phẩm chăm sóc sức khoẻ người dân.

Các mặt hàng trong nước đã chiếm ưu thế trên thị trường (khoảng 60-80%). Tỉ lệ người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng đã tăng lên 58,5% dân số trên 18 tuổi.

Đặc biệt, theo PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, sau 3 năm đại dịch COVID-19, nhu cầu tìm hiểu và sử dụng TPCN của người dân ngày càng tăng, sự hiểu biết về TPCN của người tiêu dùng cũng đã được nâng cao.

Chính điều này đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh TPCN cần phải tiếp tục thích ứng với tình hình để đẩy mạnh nhận thức cho người tiêu dùng.

PGS.TS. Trần Đáng chỉ rõ, trước tiên, để nâng cao nhận thức, tạo được niềm tin ở người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải sản xuất được các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Việc công bố, quảng cáo sản phẩm phải chuẩn hóa, tránh quảng cáo sai hoặc gian lận trong sản xuất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đầu tư vào công tác truyền thông, như tổ chức các buổi hội thảo để khách hàng hiểu đúng, làm đúng, dùng đúng TPCN; mở rộng truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm.

Thời gian tới, Hiệp hội Thực phẩm chức năng sẽ phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có chính sách khen thưởng với các doanh nghiệp thực hành sản xuất tốt, có biện pháp xử lý và răn đe nếu doanh nghiệp kém và vi phạm để người tiêu dùng có thể tin tưởng vào các sản phẩm TPCN được đưa ra thị trường.

Tầm nhìn đến năm 2027, Hiệp hội phấn đấu trên 85% các nhóm đối tượng "hiểu đúng, làm đúng, dùng đúng" TPCN, phấn đấu sản xuất TPCN trong nước chiếm 80%, xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, đưa tỉ lệ số người trưởng thành sử dụng TPCN năng thường xuyên lên 80%.

Liên quan đến một số vi phạm trong lĩnh vực này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng đã đề nghị Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Y tế trong việc đấu tranh, ngăn chặn và phê phán các hành vi tiêu cực của một số ít các doanh nghiệp cố tình vi phạm, làm xấu hình ảnh của ngành TPCN Việt Nam.

Hiền Minh