• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thực phẩm tăng giá và nỗi lo lạm phát

Gần một tháng trở lại đây, trên thị trường thành phố Vinh giá nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu như: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau xanh... đã nhảy vọt sau một thời gian ngắn ổn định. Thực tế này được dự báo sẽ tác động không nhỏ tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 7.

22/07/2011 11:14
Gần một tháng trở lại đây, trên thị trường thành phố Vinh giá nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu như: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau xanh... đã nhảy vọt sau một thời gian ngắn ổn định. Thực tế này được dự báo sẽ tác động không nhỏ tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 7.


Thịt lợn tăng giá đột biến đã tác động đến đời sống người dân và chỉ số giá tiêu dùng

Tìm hiểu tại một số chợ trên địa bàn thành phố Vinh cho thấy, chưa bao giờ giá cả các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn lại "nóng" như những ngày vừa qua. Mặt hàng này vốn đã duy trì ở mức cao trong nhiều tháng, nhưng nay lại tiếp tục tăng thêm 15.000-20.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu giảm; giá thịt nạc thăn hiện ở mức "ngất ngưởng" từ 140.000- 150.000 đồng/kg, mông sấn 120.000 đồng/kg, ba chỉ 100.000 đồng/kg... Các chợ bán lẻ, chợ cóc, một số quầy hàng còn có "chiêu" không bán riêng thịt nạc mà bán kèm theo cả mỡ, các loại thịt đều "đồng giá" theo kiểu ai mua trước được miếng ngon, người mua sau phải chịu thiệt, người bán giải thích "vì giá nhập vào đắt, người thành phố không thích ăn mỡ, lọc ra bán thì khó nên bán kiểu này rẻ một chút nhưng nhanh hết hàng". Nhiều bà nội trợ "né" đợt tăng giá này bằng cách nhờ người nhà mua ở các chợ quê vì ở đó nguồn cung trong dân sΩn có, người bán trực tiếp bắt tại chuồng của người nuôi (bỏ qua khâu trung gian lò mổ). Tuy nhiên, tại các chợ thuộc huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn giá thịt lợn cũng đã "đuổi theo" khá sát thị trường TP.Vinh. Giá cả leo thang không chỉ gây khó khăn cho người mua mà cả người bán cũng gặp khó. Theo các chủ kinh doanh thịt lợn, vì giá đứng ở mức cao nên sức tiêu thụ giảm, chuyện ế ẩm xảy ra do người tiêu dùng chê đắt quá.

Mặc dù cũng có sự điều chỉnh về giá, nhưng thịt lợn trong siêu thị vẫn rẻ hơn so với chợ truyền thống từ 7.000- 10.000 đồng/kg tùy loại. Theo giải thích của các nhân viên bán hàng, giá rẻ hơn là do siêu thị có hợp đồng từ trước với các trang trại cung cấp nên giá tương đối ổn định. Tuy nhiên, mức tiêu thụ tại các siêu thị không nhanh, chưa thu hút được khách hàng. Do thói quen và tâm lý của các bà nội trợ cho rằng, mua thịt tại chợ vẫn tươi ngon hơn... Và trên thị trường, có một thực tế là giá thịt lợn bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng nhanh hơn giá người chăn nuôi xuất chuồng. Một thương lái tại lò mổ xã Nam Anh (Nam Đàn) cho biết: Ở thời điểm đầu tháng 2, lợn cỏ hơi bắt tại chuồng từ 35.000- 38.000 đồng/kg thì giá thịt đùi là 70.000 đồng/kg (chênh nhau khoảng 30.000 đồng/kg), nhưng đến nay lợn hơi tăng lên 55.000- 60.000 đồng/kg thì giá thịt đùi đã tăng lên 120.000 đồng/kg (chênh 60.000 đồng/kg). Điều đó cho thấy, giá tăng mạnh không chỉ do bắt tại chuồng mà một phần do các khâu trung gian "té nước theo mưa", đẩy giá bán lẻ lên cao.

Các mặt hàng thực phẩm khác, như thủy hải sản giá cũng tăng vọt và thiết lập mặt bằng mới chỉ trong thời gian ngắn. Cá chép loại 1kg trở lên giá 80.000 đồng/kg, cà mè 60.000 đồng/kg, cá leo từ 4kg trở lên 120.000 đồng/kg, cá leo nạc 200.000 đồng/kg, mực ống loại vừa 280.000-300.000 đồng/kg, cá thu 170.000 đồng/kg... Rau xanh cũng có dấu hiệu tăng nhiệt dù trước đó mặt hàng này ít bị tác động do nguồn cung dồi dào; hiện rau muống có giá 4.000-5.000 đồng/bó, rau ngót 4.000 đồng/bó, rau mùng tơi 3.000 đồng/bó, cà xanh 12.000 đồng/kg... Nhiều mặt hàng đã tăng giá đến 3- 4 lần chỉ trong vòng 3 tháng như các loại thực phẩm công nghệ, sữa, hóa mỹ phẩm... Điều này không chỉ tạo khó khăn cho người tiêu dùng vì nguồn chi tiêu bị hạn chế, mà đối với người kinh doanh lượng hàng bán chậm, để nhiều ngày dẫn đến hư hỏng, kém giá trị.

Nhà cung cấp bất an

Cách đây gần 3 năm, từ một trang trại nuôi 30 lợn nái ngoại và hàng trăm đầu lợn thịt đủ các lứa kế tiếp nhau, mỗi lần xuất chuồng cũng có đến dăm tấn lợn hơi, gia đình bà Nguyễn Thị Dung (xóm 7- xã Nam Anh, Nam Đàn) giờ chỉ còn 1 lợn nái và 2 con lợn thịt nuôi trong 2 dãy chuồng có đến 12 ô với đầy đủ máng ăn, hệ thống dẫn nước, làm mát, hầm bioga... vì tiếc cái công đầu tư. Bà Dung cho biết: "Hiện giá thịt tăng cao nhưng cũng không "cập" được với giá cám nên chẳng dám đầu tư lớn, thôi đành tạm dừng một thời gian vậy. Chỉ tính riêng từ tháng 2 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi của các hãng đã có tới 4 lần điều chỉnh; cám viên ANT đang có giá 470.000 đồng/bao 25kg, cám RTD 465.000 đồng/bao 25kg, cám Vina 470.000 đồng/bao 25kg... Tính ra các loại cám đậm đặc đều đã tăng từ 90.000- 100.000/bao, loại hỗn hợp dành cho lợn sữa tăng từ 70.000- 80.000 đồng/bao so với thời điểm tháng 3/2011 nên người nuôi cũng chỉ lấy công làm lãi, chứ tính chi li không lỗ là may rồi". Ông Hồ Viết Sỹ- Phó Chủ tịch UBND xã Nam Anh- (Nam Đàn) cho biết thêm: "Chưa bao giờ người nông dân lại bán được lợn giá cao như thế, nhưng hiện người dân vẫn chẳng "mặn mà" chuyện tái đàn, hoặc nếu có cũng chỉ nuôi cầm chừng vì ngoài giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá lợn nái ngoại đã lên đến 2,2 triệu đồng/con. Nam Anh là địa phương có lò mổ chuyên cung cấp cho Thành phố Vinh và các xã vùng lân cận, trước đây lò mổ thường xuyên giao dịch từ 100- 120 con lợn/ngày, từ hơn 1 tháng trở lại đây chỉ còn từ 50- 60 con/ngày. Hiện tổng đàn lợn của xã là 3.002 con, giảm 330 con so với cùng kỳ năm trước". Ông Lưu Công Hòa- Giám đốc Trung tâm Giống Nghệ An cũng thừa nhận: Hiện nay tình trạng "treo" trại, bỏ chuồng là khá phổ biến. Những trang trại lớn thì giảm quy mô chăn nuôi, còn xu hướng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì không thích nuôi lợn nữa, nhiều hộ đã bỏ hẳn nuôi lợn do không chịu nổi áp lực đầu vào và dịch bệnh.

Theo chị Vũ Thị An- Phó phòng Quản lý Thương mại- sở Công thương, lý do giá thịt lợn tăng cao trong thời gian qua không phải do tiểu thương xuất bán sang Trung Quốc. Nguyên nhân cơ bản vẫn là do chưa kịp tái đàn sau các trận dịch bệnh xảy ra từ đầu năm, khiến tổng đàn giảm, gây thiếu hụt nguồn cung, cộng với nguyên liệu đầu vào tăng mạnh so với các năm trước nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành thịt lợn. Theo số liệu thống kê của sở Công thương, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 16,25% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 16.277.148 triệu đồng (tăng 31.40% so với 6 tháng đầu năm 2010). Riêng chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 6/2011 tăng 1,09 so với tháng 5 và tăng 20,53% so với cùng kỳ; trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng thực phẩm (tăng 3,19% so với tháng 5). Dự báo trong tháng tới giá các loại gạo trong tỉnh có xu hướng giảm vì mới thu hoạch lúa vụ đông xuân. Thực phẩm tươi sống như rau, củ quả sẽ tăng giá do trái mùa nên nguồn cung giảm; thịt lợn khó hạ giá mà chỉ có thể kìm hãm, kiểm soát mức tăng.

Ngọc Anh
Nguồn: Báo Nghệ An (22/7/2011)

» Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho 12 hộ dân ở xã Đông Hiếu - Tx.Thái Hòa lâm vào bế tắc: Ai chịu trách nhiệm?(22/07/2011) » Triệt phá đường dây buôn bán ma túy liên tỉnh(22/07/2011) » Thị trường tuần qua(22/07/2011) » Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi: Bài 2: Người dân còn thờ ơ...(22/07/2011) » Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi: Bài 2: Người dân còn thờ ơ...(22/07/2011) » Thị trường tuần qua(22/07/2011) » Trên 50% Trạm BTS hoạt động không giấy phép(22/07/2011) » Các địa phương quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI(22/07/2011) » Hội thảo khoa học phát triển các khu, cụm công nghiệp(22/07/2011) » Chữa học vẹt bằng bản đồ tư duy(22/07/2011) » Giá vé trông giữ xe: Quy định thì mặc... quy định?(21/07/2011) » Dừng thu hút đầu tư chế biến gỗ dăm và bột giấy(21/07/2011) » Nghĩa tình cựu TNXP Phượng Hoàng - Trung Đô(21/07/2011) » Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi: Bài 1: Một chính sách lớn...(21/07/2011) » Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Thị xã Cửa Lò(21/07/2011) » Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa hướng tới kỷ niệm ngày TBLS 27/7(21/07/2011) » Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá trong phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020?(21/07/2011) » Ngân hàng nông nghiệp tỉnh: Dư nợ cho vay đạt trên 4.200 tỷ đồng(21/07/2011) » Doanh số ngành Thông tin và Truyền thông đạt trên 3674 tỷ đồng’(21/07/2011) » Học sinh Trường THPT Đô Lương 1, đậu Thủ khoa ĐH Ngoại thương(21/07/2011)