• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thực thi hiệu quả Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

18/02/2016 11:03

Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 22/6/2015, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 (Luật năm 2015). Để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc Luật năm 2015 với nhiều quy định mới mang tính đột phá, Quốc hội đã quyết định dành thời gian hơn 1 năm để Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết, quy định chi tiết các điều, khoản được Luật giao.

Luật năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các mục tiêu cải cách pháp luật: đổi mới quy trình lập pháp, lập quy nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung quy trình hoạch định, phân tích chính sách trước khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động xây dựng pháp luật; dân chủ hoá quy trình lập pháp, lập quy; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch và dễ tiếp cận hơn, chú trọng đến việc thực thi pháp luật theo hướng gắn kết giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.

Theo quy định của Luật năm 2015, Chính phủ được giao quy định chi tiết 7 vấn đề: ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật (Điều 8); dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài (Điều 9); đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh (Điều 35); đăng công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật (Điều 150); kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (Điều 165); rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (Điều 170); bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 171).

Bên cạnh đó, Chính phủ có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng chính sách và xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật vì trên thực tế, 90% các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội là do Chính phủ trình. Việc tăng cường công tác xây dựng, hoạch định chính sách, tăng cường chất lượng của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Để thực hiện tốt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời triển khai có hiệu quả các quy định của Luật năm 2015, Chính phủ cần phải quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ như xác định rõ quy trình chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, phương pháp lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy trình một văn bản sửa nhiều văn bản quy phạm pháp luật, vai trò, trách nhiệm, nguyên tắc hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập.

Vì vậy, việc ban hành Nghị định quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số biện pháp thi hành Luật là cấp thiết.

10 chương, 201 điều

Bộ Tư pháp đã dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành các điều khoản được giao trong Luật năm 2015, bao gồm: ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đăng công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Nghị định quy định một số biện pháp thi hành Luật năm 2015 như tiêu chí và trình tự tiến hành thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cách thức lấy ý kiến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập...

Dự thảo Nghị định gồm 201 điều, được chia thành 10 chương. Bố cục của dự thảo Nghị định được thiết kế theo tuần tự các bước trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lồng ghép các nội dung Luật giao quy định chi tiết và các biện pháp thi hành Luật (quy trình xây dựng nội dung chính sách, lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản; đăng Công báo, niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn