• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thức tỉnh cộng đồng quốc tế

(Chinhphu.vn) - Nếu dư luận quốc tế cùng lên tiếng thì Trung Quốc không thể phớt lờ những đề nghị tích cực của Việt Nam như trong thời gian qua.

25/06/2014 15:26

Việt Nam đã có lịch sử lâu dài trong việc quản lý và thực thi chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và giải pháp cần nhất lúc này là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Đó là phát biểu của Luật sư M.A. Razwi tại cuộc tọa đàm ở thủ đô Colombo, Sri Lanka, về tình hình Biển Đông do Hội Đoàn kết Sri Lanka-Việt Nam vừa tổ chức.

Luật sư M.A. Razwi cho rằng Việt Nam đã có lịch sử lâu dài trong việc quản lý và thực thi chủ quyền của mình tại Hoàng Sa mà một trong số đó là sự kiện ông Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương, đã cho tiến hành nghiên cứu khảo sát để xây dựng ngọn hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa từ năm 1899. Vì vậy, Hoàng Sa phải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Luật sư Razwi khẳng định việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là bất hợp pháp. Hơn nữa, Hoàng Sa với các đảo san hô, bãi cạn không có điều kiện tự nhiên cho con người sinh sống nên không thể có riêng vùng biển tiếp giáp theo quy định của UNCLOS. Vì vậy, giàn khoan Trung Quốc đã xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.

Sinh viên Thiyagarajah của Trường Bishop College tại Colombo đã đưa ra lời cảnh báo về những nguy cơ có thể nảy sinh xuất phát từ việc thiếu kiểm soát đối với sự nổi lên của Trung Quốc. Theo Thiyagarajah, giải pháp cần nhất lúc này là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Thiyagarajah cho rằng nếu dư luận quốc tế cùng lên tiếng thì Trung Quốc không thể phớt lờ những đề nghị tích cực của Việt Nam như trong thời gian qua. Thiyagarajah đề nghị phải tích cực tổ chức các hoạt động như cuộc tọa đàm này để thức tỉnh cộng đồng quốc tế hiểu bản chất sự việc và cùng lên tiếng ủng hộ Việt Nam.

Báo Deutsche Welle (DW, Đức) ngày 23/6 có bài nhận định rằng việc Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực là nhằm tạo tiền lệ cho yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông.

Báo DW đã phỏng vấn tiến sĩ Ian Storey, thành viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á-ISEAS của Singapore, trong đó chuyên gia Storey nhận định Trung Quốc có thể triển khai thêm các giàn khoan nữa trong tương lai vì họ có ý định khẳng định "quyền lịch sử" đối với nguồn tài nguyên biển như dầu mỏ, khí đốt và ngư nghiệp bên trong "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò), vốn bị các chuyên gia pháp lý quốc tế coi là không phù hợp với UNCLOS. Hành động này cũng là bước đi chiến lược của Trung Quốc về yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông, trong trường hợp này là các đảo san hô đang tranh chấp và những gì chúng ta đang nói đến ở đây là nỗ lực của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của họ trong lĩnh vực hàng hải.

Khi được hỏi các nước Đông Nam Á phải đối phó thế nào với các động thái của Trung Quốc, theo ông Ian Storey thì các nước Đông Nam Á có các tùy chọn rất hạn chế. Các nước này chắc chắn không muốn đối đầu quân sự với Trung Quốc khi quân đội Trung Quốc đã trải qua một chương trình hiện đại hóa nhanh chóng trong hơn hai thập kỷ qua và sẽ nhanh chóng chiếm ưu thế. Ngoại giao là biện pháp có thể cần, như Việt Nam đang làm, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, nhưng Bắc Kinh sẽ bỏ ngoài tai.

Theo tiến sĩ Storey, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục nâng cao mối quan ngại của mình với Trung Quốc rằng các hành động đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực. Cộng đồng quốc tế cũng cần tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và rằng Trung Quốc nên tuân thủ UNCLOS.

Trong khi đó, Giáo sư Jerome Cohen, Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ-châu Á, ĐH Luật New York, gợi ý châu Á có thể thành lập một tòa riêng để giải quyết những tranh chấp trong khu vực. Ông cho rằng dù châu Á có “chạy đua các vụ kiện vẫn còn tốt hơn là chạy đua vũ khí”.

Trong bài viết đăng trên trang mạng Agoravox của Pháp hôm 23/6, ông Andre Bouny, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxine Việt Nam, nói rằng những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn phi lý và đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Tác giả nhấn mạnh “chiến lược bành trướng” của Trung Quốc thể hiện qua việc Bắc Kinh dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong các năm 1956 và 1974. Bài viết cũng đặc biệt đề cập tới một tấm bản đồ của Trung Quốc, vẽ vào cuối đời nhà Thanh (1644-1912) và được xuất bản vào năm 1904, trong đó xác định khu vực cực Nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam không bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Chính vì thế, theo tác giả, những gì xảy ra “là không thể tưởng tượng được” khi tháng 6/2012, Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) cho đấu thầu thăm dò và khai thác tại 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Theo ông Bouny, chắc chắn đây không phải là một khu vực có tranh chấp.

Nguyễn Linh (tổng hợp)