• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thức tỉnh lương tri để thực thi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN

(Chinhphu.vn) - Với Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế vừa được Liên đoàn Luật sư Dân chủ Thế giới (IADL) tổ chức tại Paris (Pháp), một lần nữa tiếng nói đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam lại vang lên trên diễn đàn công luận quốc tế.

23/05/2009 18:00

Trẻ em bị nhiễm dioxin ở  trung tâm bảo trợ trẻ em Hải Dương. Ảnh: VNN

Hai ngày làm việc vừa qua (15-16/5/2009) của Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế, nếu như những câu chuyện bi thảm của nhân chứng khiến công chúng rơi lệ thì những bài tham luận của giới khoa học một lần nữa tạo nên làn sóng bất bình và căm phẫn đối với các hành động "hủy diệt môi trường và con người".

Từ cuối những những năm 1990, Hội Luật gia Việt Nam, qua đại diện của mình tại IADL, đã bắt đầu báo cáo về biểu hiện của các loại bệnh và khiếm khuyết sinh sản ở nơi những cư dân chịu ảnh hưởng của chất độc da cam.

Đến năm 2001, khi tổ chức này họp Đại hội Khu vực châu Á Thái Bình Dương (CPLAP) tại Hà Nội lần thứ III, Việt Nam đã chính thức yêu cầu xem xét một hành động có tính pháp lý đối với các công ty hóa chất từng sản xuất các loại chất độc đó.

Ngày 30/1/2004, Tòa án tiểu bang New York (Mỹ) đã tiếp nhận hồ sơ vụ kiện 37 công ty hóa chất, những kẻ đã sản xuất chất độc da cam cho Chính phủ Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Bên nguyên đơn gồm Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA).

Đơn này bị thẩm phán Jack Weinstein tại tòa New York bác vào tháng 3/2005, và vì thế sau đó được đưa lên tòa phúc thẩm.

Tòa phúc thẩm bắt đầu xử vụ này từ tháng 6/2007, với phiên điều trần của các nạn nhân mà bên nguyên đơn đưa ra. Cùng một số cựu binh Mỹ, 4 nạn nhân Việt Nam được mang tới Mỹ để tham gia điều trần, cả 4 người đều mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm đã phán quyết rằng họ đồng ý với kết luận trước, là chất độc màu da cam được sử dụng nhằm bảo vệ quân đội Mỹ chứ không phải vũ khí chống lại dân thường.

Ngày 6/10/2008, các luật sư Mỹ đại diện quyền lợi cho các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục nộp đơn thỉnh cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ xem xét lại quyết định của tòa án phúc thẩm số 2.

Ngày 2/3/2009 vừa qua, tòa án tối cao Hoa Kỳ đã công bố quyết định từ chối đơn thỉnh cầu của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đề nghị xem xét lại phán quyết phi lý của các tòa cấp dưới.

Trong hành trình đòi công lý bền bỉ,  vấn đề chất độc da cam/dioxin tiếp tục được đưa ra Tòa án Lương tâm thế giới với bên nguyên đơn là nhân dân tiến bộ thế giới và nhân dân Việt Nam, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Mặc dù không giống như một phiên tòa xét xử bình thường vì phán quyết không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế mang một ý nghĩa to lớn về mặt dư luận và để cộng đồng thế giới hiểu rõ hơn nỗi đau của những nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam.

Tại phiên tòa, lương tri và dư luận yêu công lý khắp hành tinh một lần nữa yêu cầu: Chính phủ và các công ty hóa chất Mỹ phải sớm nhận ra những sai lầm trong quá khứ, nhanh chóng có những hành động phục thiện, bồi thường và giúp đỡ nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam, để họ sớm được hưởng sự công bằng cả vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống.

Kết thúc của phiên tòa chính là sự khởi đầu cho một cuộc đấu tranh mới, cuộc đấu tranh trên mặt trận lương tri và bằng dư luận. Trong cuộc đấu tranh gian nan vì công lý này, các nạn nhân Việt Nam không đơn độc, bên cạnh họ là cả cộng đồng của tất cả những ai có lương tri và yêu hòa bình trên thế giới.

 Diệu Hương