• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thực trạng khó khăn của Eurozone

(Chinhphu.vn) - Một số nước thành viên có khả năng phải rút khỏi khu vực đồng Euro một hoặc hai năm tới mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng điều đó không thể xẩy ra.

24/01/2011 15:20

Một cửa hiệu thời trang tại Athens, thủ đô Hy Lạp, bị phá hoại sau những cuộc biểu tình phản đối những biện pháp cắt giảm thâm hụt của Chính phủ. - Ảnh: Getty.

Đánh giá thực trạng và triển vọng đầy khó khăn của khu vực đồng Euro (Eurozone), tạp chí "Chính sách Đối ngoại" (Mỹ) mới đây cho biết một số nước châu Âu hiện đang gặp khó khăn như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và Pháp. Khả năng một vài nước sẽ không còn là thành viên của khu vực đồng Euro vào đầu năm 2013, trong đó Hy Lạp đứng đầu danh sách.

Chẳng bao lâu nữa Hy Lạp sẽ có tỷ lệ nợ so với GDP là 150% và nền kinh tế giảm 4% năm 2010. Hy Lạp là nền kinh tế yếu kém nhất châu Âu, tỷ lệ dân số tham lao động thấp nhất, trong khi hệ thống trợ cấp xã hội lại hào phóng nhất và tỷ lệ tiêu thụ cao nhất trong số các nước nhỏ ở châu Âu.

Thực tế Hy Lạp đã cố gắng cắt giảm chi tiêu và tăng thuế 6 tháng qua, nhưng các biện pháp đó không đủ để trang trải các khoản nợ. Tất nhiên bằng cách này hay cách khác Hy Lạp sẽ tiếp tục hoàn trả các khoản nợ ở trong và ngoài nước.     

Đứng sau Hy Lạp là Ireland. Trong giai đoạn của cái gọi là "Điều kỳ diệu của người Ireland”, nước này trải qua sự bùng nổ nhà ở gấp đôi ở Mỹ. Khi "quả bóng" nhà ở tan vỡ, hệ thống ngân hàng Ireland thất bại hàng loạt, các khoản cứu trợ ngân hàng của Chính phủ khiến khoản thâm hụt ngân sách của Chính phủ tăng hơn 20% năm 2010 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Chính phủ Ireland buộc phải tự cứu mình bằng cách bảo lãnh các khoản nợ ngân hàng để không gây thiệt hại cho các ngân hàng của Đức, Bỉ, Đan Mạch, Anh… và đây được coi như một điều kiện để nước này có thể nhận các khoản trợ giúp khẩn cấp của EU.

Sai lầm chính sách này của Ireland đã tăng khoản nợ của đất nước lên mức khổng lồ và khó có thể hạ giảm. Vì vậy, một số nước lớn trong EU tỏ thái độ sẵn sàng gạt bỏ Ireland để nước này ngừng quan hệ với các tổ chức tài chính của họ.

Sự sụp đổ một bộ phận nước thành viên của khu vực đồng Euro là tất yếu và các nhà lãnh đạo châu Âu nên tập trung vào bước tiếp theo. Hiện nay thách thức của các nhà lãnh đạo châu Âu là xây dựng nền tảng cho một liên minh tiền tệ vững chắc trong tương lai. Các nước rút khỏi khu vực đồng Euro sẽ tiến hành cải cách và sau khi đủ mạnh, họ sẽ tiếp tục tham gia. Châu Âu phải nỗ lực cắt giảm các khoản chi tiêu chính phủ-con đường tin cậy duy nhất để ngăn chặn các khoản thâm hụt bùng nổ.

Nhưng châu Âu cũng phải có biện pháp ngăn chặn các nước thiếu trách nhiệm  và lạm dụng tư cách thành viên của khu vực đồng Euro. Một trong những lý do mà Italia và Hy Lạp chi tiêu quá nhiều là lãi suất cho vay của của hai nước giảm mạnh sau khi tham gia khu vực đồng Euro. Không gì có thể thay thế cho việc thành lập một liên minh tài chính, bởi vì nó sẽ tập trung sức mạnh để kiểm soát chi tiêu. Một liên minh tiền tệ không thể tồn tại nếu không có một liên minh tài chính tương ứng.

Nhưng cải cách tài chính chưa đủ nếu không có các biện pháp thúc đẩy tính cạnh tranh của Nam Âu. Nếu không, khoảng cách giàu nghèo trong khu vực sẽ gia tăng, từ đó đe dọa sự liên kết lâu dài của liên minh.

Cách duy nhất giải quyết vấn đề là tạo điều kiện cho công việc kinh doanh của Nam Âu thuận tiện hơn nữa. Nói cách khác, khu vực Nam Âu cần giảm lương, giảm các chương trình phúc lợi hào phóng, chống tham nhũng và giảm bớt các rào cản đối với cạnh tranh nước ngoài.

Khu vực tài chính của châu Âu cũng cần cải cách. Các quy định mới cần được áp dụng, trong đó đặc biệt chú ý áp dụng các biện pháp hiệu quả để đánh giá đúng các rủi ro của khu vực ngân hàng.

Dù đang còn nhiều khó khăn, song Châu Âu có nhiều kinh nghiệm quản lý nhà nước và tài chính để xây dựng cơ sở của một liên minh ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là liệu châu Âu có đủ quyết tâm chính trị để hành động không.

Nguyễn Chiến