• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thuế Bảo vệ môi trường đối với túi ni lông: Sẽ có tiêu chí rõ ràng

(Chinhphu.vn) - Qua Cổng TTĐT Chính phủ, Công ty TNHH Bao bì Liên Hoàn Phát (TP Hải Phòng) phản ánh việc áp thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm túi nylonng là đúng đắn nhưng cần phân tách rõ từng loại sản phẩm, áp thuế theo công năng sử dụng để không ảnh hưởng đến giá cả nhiều loại hàng hóa.

09/01/2012 17:30

Công ty Liên Hoàn Phát (xã Tân Dân, huyện An Lão, TP Hải Phòng) là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm từ nhựa, đặc biệt là túi ni lông, một trong những sản phẩm phải đóng thuế bảo vệ môi trường khá cao. Tán thành với việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Văn Hợi, Giám đốc Công ty cho rằng nước ta hiện nay đang trong thời kỳ phát triển, việc bảo vệ môi trường và định hướng bảo vệ môi trường là đúng đắn. Luật Thuế bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích phát triển kinh tế bền vững đi liền với giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, theo ông Hợi việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường cần phân tách rõ cho từng loại sản phẩm từ hạt nhựa, trong đó có dòng sản phẩm từ PE (túi nylon).

Nylon có dạng túi, dạng mảnh, đơn màng, được làm từ hạt nhựa HD, LLPE, LPE, LHPE qua nhiệt độ cao nóng chảy. Sản phẩm túi nylon cũng có sự phân biệt, có những sản phẩm tác động đến môi trường ít hoặc không đáng tính như các sản phẩm dùng trong công nghiệp (túi lót HD, LLPE, LPE đóng hàng hóa công nghiệp, thức ăn chăn nuôi, phân đạm, bột mỳ, ngô khoai sắn, lúa gạo, túi đựng giày dép, quần áo và các sản phẩm xuất khẩu đóng gói bằng ni lông...). Các loại túi này thường sản xuất với số lượng lớn, dễ thu gom, tập trung ở các nhà máy, khi phân tán ra thị trường đã được lồng kèm bao PP (bao dứa) 1 kg ni lông dùng trong công nghiệp chỉ khoảng 20 - 40 túi.

Ngoài ra nylon còn có dạng mảnh được dùng che phủ hoặc dùng bảo vệ cây trồng. Các túi nyon loại này có giá trị tái sử dụng cao nên được người thu gom tận thu hết trong các nhà máy để tái chế. Việc nylon vứt ra môi trường làm ảnh hưởng tới môi trường hầu như không có.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Hợi không nên đánh thuế cho sản phẩm túi nylon loại này bởi nếu áp dụng sẽ ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng sử dụng bao bì nhựa (thức ăn chăn nuôi, phân bón, xi măng, bột đá, bột mỳ, lúa gạo..) và hiện nay chưa có sản phẩm nào có thể thay thế tuyệt đối cho nylon trong đóng gói hàng công nghiệp.

Những sản phẩm ảnh hưởng tới môi trường là túi xốp PE, HD (dạng túi hàn đáy có quai xách, định lượng mỏng) dùng cho hàng hóa ngoài chợ. Loại túi này được người dùng phân tán nhỏ lẻ, ý thức sử dụng của người dân chưa cao nên túi thường bị vứt bừa bãi ngoài môi trường. Giá trị phân lẻ của một túi nylon thấp (khoảng 300 - 1.500 túi/kg) dẫn đến việc không gom tái sử dụng. Do đó cần có chế tài cụ thể và nên đánh thuế bảo vệ môi trường đối với loại sản phẩm túi nylon này.

Trước những vấn đề đã nêu, ông Hợi mong muốn cơ quan chức năng nghiên cứu để có chế tài rõ ràng đối với sản phẩm túi ni lông, đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất, thu gom hàng tái sinh nylon.

Ngoài ra, theo ý kiến của nhiều nhà sản xuất ni lông và người tiêu thụ sản phẩm nylon dùng trong công nghiệp thì hiện nay cũng đang rất lúng túng trước những thông tin không rõ ràng về việc áp thuế bảo vệ môi trường cho sản phẩm túi nylon, trong khi đó một số hàng hóa đã có dấu hiệu tăng giá khi chưa áp thuế.

Luật Thuế bảo vệ môi trường đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước sẽ sớm ban hành tiêu chí cụ thể và phương pháp đánh giá túi nylon thân thiện với môi trường.

Trao đổi với ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường về những băn khoăn của doanh nghiệp, ông Tùng cho biết, hiện nay việc đánh giá các loại túi, bao bì nhựa thân thiện với môi trường hay không đang được thực hiện theo “Tiêu chí nhãn xanh Việt Nam”. 

Về các tiêu chí để phân loại túi nylon thân thiện với môi trường theo quy định tại Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu, hoàn thiện các tiêu chuẩn tiêu chí phân loại túi nylon rõ ràng hơn và sẽ cố gắng ban hành trong thời gian sớm nhất.

Chương trình Nhãn xanh Việt Nam được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3/2009 nhằm mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các loại sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống.

Chương trình Nhãn xanh Việt Nam thực hiện đánh giá khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa tiêu dùng theo quan điểm "xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm".

Tiêu chí nhãn xanh Việt Nam áp dụng cho nhóm sản phẩm "Bao bì nhựa tự phân hủy sinh học dùng gói hàng khi mua sắm" được ban hành kèm theo Quyết định số 2322/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các sản phẩm bao bì nhựa tự phân hủy sinh học dùng gói hàng khi mua sắm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể đã đề ra trong Tiêu chí nhãn xanh Việt Nam thì mới được quyền gắn Nhãn xanh Việt Nam.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân