• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thuế, điện, hải quan cam kết mạnh mẽ với doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) – Các Bộ ngành đã nêu các phương án cụ thể để thực hiện yêu cầu của Chính phủ về cắt giảm thời gian tiếp cận điện năng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội (BHXH) và thực hiện thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.

31/07/2014 19:36

 

Làm thủ tục nộp thuế tại TPHCM-Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ đã được đại diện Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Tập đoàn Điện lực chia sẻ tại hội thảo ngày 31/7 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức.

Theo cách đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), thời gian nộp thuế (bao gồm BHXH), xuất nhập khẩu và tiếp cận điện năng thuộc 10 chỉ số thành phần của chỉ số môi trường kinh doanh. Báo cáo Môi trường Kinh doanh của WB cho rằng các chỉ số này ở Việt Nam đều ở mức thấp và Nghị quyết 19/NQ-CP đã đưa ra mục tiêu hết sức cụ thể về các chỉ tiêu này (xem bảng).

Chỉ số

Đánh giá của WB

Mục tiêu của Nghị quyết 19/NQ-CP

Tiếp cận điện (ngày)

115 ngày

70 ngày

Thời gian nộp thuế và BHXH (giờ)

872 giờ (gồm thuế 537giờ và 335 giờ BHXH)

171 giờ

Thời gian hoàn thành thủ tục thông quan xuất và nhập khẩu (ngày)

21 ngày (cả xuất và nhập khẩu)

14 ngày (xuất khẩu) và 13 ngày (nhập khẩu)

Tiếp cận điện sẽ giảm ngay 42 ngày

Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện có 14 thủ tục liên quan đến tiếp cận điện năng, trong đó có 3 thủ tục do ngành điện thực hiện, còn lại do khách hàng và các đơn vị ngòai ngành điện thực hiện (ví dụ thỏa thuận vị trí cột điện/trạm điện và hướng tuyến; cấp phép đào đường vỉa hè, báo cáo đánh giá tác động môi trường...)   

EVN đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung trong Thông tư số 32/2010/TT-BCT; có văn bản hướng dẫn các Sở Công Thương thực hiện Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

EVN sẽ chủ động thực hiện các biện pháp như bố trí giải quyết kịp thời vốn, vật tư thiết bị, rà soát lại phân cấp, cơ chế đầu tư, trình tự thủ tục thực hiện để rút ngắn thời gian khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt dự án, để đảm bảo đầu tư công trình đường dây, trạm biến áp cấp điện cho khách hàng...

Dự kiến, việc sửa đổi sẽ giúp giảm thời gian thực hiện 4 thủ tục thuộc thẩm quyền thực hiện của ngành Điện từ 60 ngày (theo quy định) xuống còn 18 ngày, giảm 42 ngày.

Ngoài ra rà soát của EVN cũng cho thấy các thủ tục do các đơn vị khác thực hiện cũng có thể giảm từ 77 ngày xuống còn 25 ngày. Thời gian khách hàng thực hiện các thủ tục là 27 ngày. Như vậy, tổng thời gian thực hiện các thủ tục tiếp cận điện sẽ còn 70 ngày, tức là đạt mục tiêu do Nghị quyết số 19 đặt ra.

Đặc biệt, Tập đoàn đã thành lập một tổ theo dõi việc thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu trên.

BHXH sẽ giảm 227 giờ

Theo ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thì sau khi rà soát, BHXH Việt Nam nhận thấy hòan toàn có thể giảm từ 335 giờ theo khảo sát của WB xuống còn 108 giờ, tức là giảm 227 giờ.

Trong các giải pháp của BHXH, đáng chú ý là đề xuất sửa đổi Luật BHXH. Hiện nay DN phải khai báo 12 lần mỗi năm nếu có biến động về số lượng lao động, tiền lương, do Luật hiện nay quy định đóng BHXH hàng háng. Việc sửa đổi Luật sẽ giúp giảm tần xuất này xuống còn 6 lần, thậm chí 4 hoặc 3 lần.

Giải pháp thứ hai là tiếp tục đẩy mạnh việc khai báo BHXH qua mạng, hiện đã triển khai thí điểm như tại TPHCM đã có 33 nghìn DN khai qua mạng, tới ngày 8/8 này sẽ tổng kết và triển khai toàn quốc. Ngành cũng sẽ đẩy mạnh một cửa liên thông. Cùng với đó là các giải pháp về nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức.

Sẽ giảm 354 giờ nộp thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thông báo các nhóm giải pháp cắt giảm thời gian nộp thuế. Trong đó, nhóm các giải pháp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính có thể giảm đến 201,5 giờ.

Trong đó, khâu mất thời gian nhất cho doanh nghiệp là chuẩn bị tờ khai. Trước đó Bộ Tài chính đánh giá khâu mất thời gian nhất là nộp tờ khai, nhưng xem lại vướng mắc nằm ở khâu chuẩn bị tờ khai, do không tương thích với các phần mềm, tiêu chuẩn quốc tế.

Nhóm giải pháp thứ hai thuộc thẩm quyền của Chính phủ, tức là sửa các Nghị định, ví dụ giảm tần suất khai và nộp thuế TNDN, GTGT... Các giải pháp này sẽ giúp giảm thêm 88 giờ và sẽ được Chính phủ xem xét, quyết định sớm.

Thứ ba là nhóm các giải pháp thuộc thẩm quyền Quốc hội.

Tổng thể lại, các giải pháp này sẽ giúp giảm 354 giờ nộp thuế trong thời gian từ nay đến cuối năm 2014. Thế nhưng, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, việc tiếp tục cắt giảm để đạt mục tiêu 171 giờ (gồm thuế và BHXH) như thế nào mới là vấn đề khó khăn, hiện có 3 nhóm thời gian là thách thức với cơ quan quản lý, đó là thời gian thanh tra, kiểm tra; thời gian giải quyết vướng mắc, khiếu nại của DN, và thời gian hoàn thuế.

Nhật Bản hỗ trợ nâng cấp hải quan điện tử

Về thủ tục hải quan, Thứ trưởng Tuấn cho biết mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2014 là giảm 50% thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu so với hiện nay. Tuy nhiên, trong tổng số thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, cơ quan Hải quan chỉ chiếm 28% còn lại là qua nhiều khâu như cảng vụ, cơ quan biên phòng, lưu thông đường bộ từ cảng về nhà máy, năng lực bốc xếp, điều tàu…

Đúng như nhận định của chuyên gia Olin McGill tại buổi hội thảo, phân tích về “thương mại qua biên giới” chỉ rõ nút thắt cổ chai về phối hợp liên ngành đang gây khó cho Hải quan.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, một thuận lợi lớn để thực hiện các chỉ tiêu về thời gian thông quan là Quốc hội đã thông qua Luật Hải quan sửa đổi, với các tiêu chuẩn, tiêu chí theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, ngành Hải quan đang thực hiện Hệ thống Hải quan điện tử hiện đại (VNACCS/VCIS) với sự hỗ trợ của Nhật Bản.

Về giải pháp, Bộ trưởng Tài chính đã có quyết định, theo đó, với hàng luồng xanh (chiếm 56%) thì thời gian kiểm tra không quá 10 phút; với hàng phải kiểm tra liên quan đến các luật kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm định thì không quá 2 giờ; hàng hóa nhập từ các nước có rủi ro cũng không quá 8 giờ…

Và quan trọng, ngành Hải quan đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu tập trung về 5,4 triệu tờ khai và tất cả các hoạt động kiểm tra của cán bộ hải quan đều lưu vết, tức là quản lý được hôm nay có bao nhiêu nghìn tờ khai, có bao nhiêu tờ xanh quá 10 phút. Cơ sở dữ liệu này chính là công cụ để kiểm soát việc thực hiện giải pháp cắt giảm thời gian thông quan…

Thành Đạt