• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi

(Chinhphu.vn) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau nhưng tính chung, thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

17/09/2015 15:02

Khói thuốc được phân biệt thành 2 nguồn, khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào/thở ra có chứa hơn 4.700 chất khác nhau, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư như nicotine, carbon monoxide, các chất gây kích thích, gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí…

Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động.

Hút thuốc ở tuổi càng trẻ càng nhanh bị bệnh

Hút thuốc chủ động hay thụ động đều có nguy cơ gây các bệnh hô hấp như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, nhiễm trùng hô hấp.

Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá hủy.

Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mao mạch, dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm, làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cả nhu môi phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khỏe mạnh và chức năng bình thường của chúng.

Ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều. Ở lứa tuổi 20-30 khi hút thuốc, tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20ml/năm).

Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nguyên nhân gây tử vong thứ 4 thế giới

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Khoảng 15-20% người hút thuốc lá sẽ tiến triển thành BPTNMT và 80-90% người mắc BPTNMT liên quan đến hút thuốc lá.

Theo WHO, hiện nay trên thế giới khoảng 210 triệu người mắc BPTNMT. BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người trên 40 tuổi mắc BPTNMT là 4,2%, nhiều trường hợp phát hiện ở giai đoạn bệnh nặng, điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém và ít hiệu quả và là gánh nặng rất lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội.

Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt, những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc.

Người hút thuốc có tỷ lệ tử vong do BPTNMT cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.

Đối với bệnh hen, hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh nặng lên. Tỷ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.

Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn

Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc ngày có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ, con…).

Những người hút thuốc cũng hay bị cúm. Vaccine phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc và tỷ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.

Nguy cơ ung thư phổi tăng lên cùng số năm hút thuốc

Ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân ung thư do hút thuốc lá gây nên. Người hút thuốc lá trong vòng 6 tháng có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút.

Đặc biệt, người hút thuốc lá có thể chết sớm hơn 20 năm so với người không hút. Người hút thuốc lá càng sớm, càng nhiều thì nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư phổi càng cao, càng nghiêm trọng.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi tăng nhanh so với các ung thư khác. Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hằng ngày.

Lứa tuổi bắt đầu hút thuốc càng sớm thì càng có nguy cơ cao bị ung thư phổi, thời gian hút thuốc càng dài thì tác hại càng lớn. Mức độ rủi ro tuỳ theo loại tế bào ung thư.

Tác hại của thuốc lá không chỉ  đối với những người trực tiếp hút mà còn đối với những người sống trong môi trường có khói thuốc.

Các nhà khoa học nhận thấy, những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc lá.

Tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng.

Trong các bệnh nhân ung thư phổi, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dưới 15%. Tỷ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ giới cao gấp 12 lần.

Làm thế nào để bỏ được thuốc lá?

Khi quyết định từ bỏ thuốc lá, chúng ta phải chuẩn bị chu đáo để vấn đề cai nghiện thành công. Thời gian thực hiện việc cai nghiện thuốc lá nên kéo dài từ 10 - 15 ngày.

Trong khoảng thời gian này phải tuân theo những yêu cầu như, không để thuốc lá trong túi áo, khi thèm hút thuốc nên suy tưởng về những hình ảnh đặc biệt hay làm một công việc gì đó để quên đi cảm giác này, chỉ cần khoảng 5-10 phút cố gắng chống lại cảm giác thèm hút thuốc thì nhu cầu này sẽ biến mất.

Đến ngày quyết định từ bỏ hẳn thuốc lá, người cai thuốc có thể tiến hành một số việc sau:

- Đề nghị mọi người nên chú ý nhắc nhở, động viên, thông báo cho người thân cũng như bạn bè đến thăm không nên hút thuốc trước mặt mình.

- Loại bỏ tất cả những biểu tượng gợi nhớ chuyện hút thuốc lá.

- Thay đổi những thói quen thường thực hiện kèm theo việc hút thuốc.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Tìm một công việc, hay thú vui để làm giảm sự thèm muốn hút thuốc lá.

Nếu không cải thiện được cảm giác thèm thuốc, có thể dùng liệu pháp thay thế nicotin (kẹo cao su có chứa nicotine, hay băng keo dán trên da có chứa nicotine).

Tuy nhiên, nếu không thể tự mình thực hiện được hãy tìm đến những trung tâm tư vấn và điều trị nghiện thuốc lá.

ThS.BS. Vũ Văn Thành

(Bệnh viện Phổi Trung ương)