Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Khi bố mẹ tôi còn là những đứa trẻ, các tờ báo và áp phích trên đường phố sẽ thường có những câu như “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” hay “Nixon phải trả nợ máu”. Bốn mươi năm sau, trước khi tôi tròn 18 tuổi và trong một thời kì mà Việt Nam đang phát triển tại một mức mà báo chí quốc tế đã gọi là “kì diệu”, Mỹ đã trở thành một người bạn thân sau hơn nhiều năm nỗ lực để thay đổi chính sách đối ngoại của cả hai bên. Khi Việt Nam đã phát triển qua gần ba chục năm và có thể kết bạn với các cựu thù như vậy, từng người một như tôi trong chín mươi lăm triệu dân Việt Nam đều có thể cảm thấy những đổi thay kì diệu.
Và bây giờ, khi Việt Nam trở thành trung tâm chú ý của cả thế giới khi hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên, hai nước đang trong một mối quan hệ gần giống hệt với quan hệ Việt – Mỹ những năm sau Kháng chiến chống Mỹ, nhiều người đã hỏi là liệu Triều Tiên có thể đi theo chính con đường mà Việt Nam đã từng đi qua hay không. Và ngay khi mà tôi nghe tin đất nước mình đã được chọn làm địa điểm cho hội nghị này, tôi tự hỏi chính mình: Tại sao Việt Nam nhỉ?
Đầu tiên, chúng ta cần phải nhìn vào một vài lợi ích rất rõ cho cả hai phía. Việt Nam là một trong những đất nước hiếm hoi có quan hệ ngoại giao chính thức và tốt với cả Triều Tiên và Mỹ, và cả hai đất nước này đều có đại sứ quán tại Hà Nội. Việt Nam cũng không xa Triều Tiên, đồng nghĩa với việc là ông Kim Jong-un có thể đến được Hà Nội bằng tàu hỏa bọc thép với ít hiểm nguy. Việt Nam cũng có thể được coi rằng là một đất nước thật sự trung lập trong mối quan hệ với cả hai bên và vì thế Hà Nội có thể bảo đảm được an toàn cho đoàn Triều Tiên hơn nhiều lựa chọn khác.
Việt Nam cũng có thể đảm bảo là các cơ quan báo chí nước ngoài mà có thể lên hơn 6000 nhà báo và nhân viên sẽ được hỗ trợ tốt nhất để đưa tin về sự kiện sẽ được theo dõi trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong các nước ít ỏi có vị thế trung lập giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ và người ta cũng có thể trông đợi là an ninh cho cả hai phái đoàn đều sẽ được đảm bảo hoàn toàn khi Việt Nam được coi là một quốc gia được đánh giá cao về sự an toàn.
Trong suốt thế kỉ 20, Việt Nam và bán đảo Triều Tiên cũng đã từng ở vị thế gần giống nhau khi cùng bị chia cắt, cho tới năm 1975, khi mà Nam và Bắc Việt Nam đã thống nhất để thành một quốc gia trẻ hiện có 95 triệu dân. Vào giữa những năm 1980, Việt Nam đã nắm lấy thương mại toàn cầu và bắt đầu vươn lên thành cơ sở sản xuất lớn nhất cho Samsung của Hàn Quốc và vô số các đơn vị sản xuất khác. Các chính sách thúc đẩy cải cách trong chương trình "Đổi mới" của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước này đã từng rất khép kín, cô lập và nghèo khó như Triều Tiên bây giờ phát triển thành một nền kinh tế có tầm quan trọng thế giới cũng như nâng cao mức sống của hàng triệu người. Vì vậy, nhiều người đã nghĩ rằng là mô hình phát triển của Việt Nam có thể được ví như một cơ sở khởi đầu cho sự phát triển của Triều Tiên trong tương lai và là tiền đề hi vọng để thống nhất bán đảo Triều Tiên trong các năm tới.
Hoa Kì cũng có thể rất muốn cho Triều Tiên xem kĩ con đường phát triển kinh tế của Việt Nam và mong rằng ông Kim có thể nhận ra tiềm năng phát triển của Triều Tiên. Năm ngoái, Mike Pompeo, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, từ Hà Nội, đã gửi một lời nhắn tới ông Kim rằng: “Đất nước của bạn có thể theo lại chính con đường này. Con đường này sẽ là của bạn nếu bạn có thể tiếp tục nắm bắt các cơ hội khác trong tương lai. Nó có thể là một câu chuyện huyền diệu mới tại Triều Tiên.”
Chúng ta cũng có thể hỏi rằng là tại sao Chính phủ Việt Nam đã tỏ ra nhiệt tình đối với tổ chức một sự kiện có thể tốn đến hàng triệu đô la như vậy. Cần nhớ là Singapore cũng đã dành ra hơn 20 triệu USD để tổ chức hội nghị Trump-Kim đầu tiên. Tuy vậy, công ty nghiên cứu truyền thông Meltwater tại Singapore đã đoán rằng là tổng doanh thu mà Chính phủ Singapore cũng như các công ty, khách sạn và cửa hàng trong cả đất nước lấy được từ giá trị quảng cáo cho cái hội nghị ba ngày này là vào khoảng 767 triệu USD, một con số lớn hơn rất nhiều so với những gì mà Singapore đã chi ra ban đầu. Chính phủ Việt Nam cũng có thể coi hội nghị này như một cơ hội có một không hai để đẩy Việt Nam vào trung điểm của cả thế giới và thể hiện sức mạnh ngoại giao đang tăng lên của mình cũng như các tiềm năng kinh tế sau khi đã tổ chức thành công Hội nghị APEC mà tổng thống Trump cũng đã tham dự vào năm 2017. Một hội nghị với tầm cỡ như Thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ thu hút sự chú ý của cả thế giới và đưa thêm khách du lịch đến Việt Nam cùng với các đầu tư nước ngoài khác cho các dự án lớn để Việt Nam có thể tiếp tục phát triển theo một chiều hướng tốt hơn, cho mình và cho cả thế giới.
Câu hỏi thứ hai mà nhiều người cũng đã đặt ra và đoán được câu trả lời là: Kết quả của hội nghị này sẽ là gì? The Economist đã dựa trên kết quả mà nhiều người đã coi là khá thất vọng của hội nghị đầu tiên giữa hai quốc gia này tại Singapore để nói với các người đọc là người ta sẽ mong đợi một thỏa thuận nhỏ, mơ hồ khác. Các cuộc đối thoại giữa Kim Jong-un và Trump đã chuyển trọng tâm từ các chính sách để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thành các hi vọng hoà bình không chi tiết. Do vậy, trừ khi Hà Nội có thể tạo ra một định hướng khác cho hai nhà lãnh đạo này thì chúng ta có lẽ vẫn sẽ lại mong đợi một thoả thuận mơ hồ dựa trên ý tưởng “tạo nên một chế độ hòa bình lâu dài và ổn định” mà đã được kí kết tại Singapore.
Nhiều nhà phân tích ngoại giao nghĩ rằng là ông Kim sẽ muốn được thoát khỏi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và Hoa Kì, và ông Trump có thể coi rằng là nới lỏng các lệnh trừng phạt này sẽ không gây nhiều hậu quả lớn đến với chính sách đối ngoại của Mỹ. Do vậy, chúng ta cũng có thể mong đợi được một thỏa thuận để trừng phạt Triều Tiên ít hơn để họ có thể tiếp tục theo đuổi con đường hoà bình mà hai nhà lãnh đạo đã hứa với cả thế giới.
Vì vậy, tôi nghĩ là Việt Nam, nhất là Hà Nội, sẽ có thể đạt được một lợi ích rất lớn đến từ việc tổ chức một hội nghị với tầm quan trọng đến thế giới như vậy và chúng ta có thể coi hội nghị này như một sự kiện khích lệ kinh tế cho đất nước ta. Việt Nam cũng có thể có khả năng để đóng góp tới cái nhìn của ông Kim đối với phát triển kinh tế trong một xã hội cộng sản và đó là lý do để có thể đạt được một thỏa thuận giữa Triều Tiên và Mĩ, cũng như với cả thế giới, về tương lai của quốc gia cô lập này./.