Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Hội nghị thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia được tổ chức hàng năm để tìm giải pháp phát triển thương mại và đầu tư giữa hai nước. |
Thời gian qua, thương mại Việt Nam - Campuchia dù chịu tác động đáng kể bởi tình kinh tế khó khăn song xuất nhập khẩu hai chiều qua biên giới giữa hai nước vẫn gia tăng mạnh mẽ, đóng vai trò là kênh giao thương chính giữa Việt Nam và Campuchia.
Năm 2011, thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia đạt trên 2,83 tỷ USD, tăng khoảng 55,1% và năm 2012 ước đạt gần 3,3 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu qua biên giới của Việt Nam sang Campuchia năm 2011 đạt 2,4 tỷ USD và năm 2012 ước đạt 2,8 tỷ USD. Nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam từ Campuchia năm 2011 đạt 430 triệu USD và năm 2012 ước đạt 430 triệu USD.
Tương tự như thương mại song phương, Việt Nam cũng luôn xuất siêu sang Campuchia qua hình thức thương mại biên giới.
Về cơ cấu mặt hàng qua thương mại biên giới, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sản phẩm công nghiệp, sắt thép, vật liệu xây dựng, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may, chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến, hoa quả, hàng tiêu dùng...
Các mặt hàng nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam từ Campuchia tập trung vào 4 nhóm chính gồm: cao su, nông sản, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều thô và sắn lát...
Mặc dù Việt Nam có 10 tỉnh tiếp giáp với 10 tỉnh của Campuchia nhưng trao đổi thương mại biên giới vẫn chủ yếu qua các cửa khẩu ở tỉnh Tây Ninh và An Giang, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Đòn bẩy cho đầu tư sang Campuchia
Tính hết 10 tháng năm 2012, Việt am có 112 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn 2,4 tỷ USD và Việt Nam thuộc TOP 3 dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Campuchia. Các dự án đầu tư của Việt Nam chủ yếu lĩnh vực nông, lâm nghiệp (trồng cây cao su, cây công nghiệp), nuôi trồng thuỷ sản, viễn thông, tài chính, ngân hàng, hàng không, bảo hiểm, khai khoáng, công nghiệp chế biến…
Hiện trên toàn tuyến biên giới hai nước, phía Việt Nam có có 97 chợ biên giới, 6 chợ cửa khẩu, 37 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nhưng do điều kiện khó khăn nên phát triển chưa đồng đều, quy mô nhỏ. Mới đây, ngày 8/1/2013, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức động thổ xây dựng chợ biên giới thí điểm tại tỉnh Kampong Cham. |
Với sự gần gũi về địa lý, hình thức thương mại biên giới có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Campuchia. Đặc biệt là với các dự án nông nghiệp, khai khoáng, công nghiệp chế biến, thường ở gần biên giới giữa hai nước.
Thông qua hình thức thương mại biên giới, các nhà đầu tư Việt Nam có được các ưu đãi về thuế đối với nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, cũng như thủ tục đơn giản về hải quan và di chuyển lao động, có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian triển khai dự án.
Đóng vai trò hỗ trợ chính, cũng như tạo ra cơ sở cho doanh nghiệp hai nước kết nối sản xuất là hệ thống các khu kinh tế cửa khẩu. Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia hiện có 9 khu kinh tế cửa khẩu và hệ thống 47 cửa khẩu, tạo không gian thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa các tỉnh biên giới hai nước.
Bên cạnh đó, thương mại biên giới Việt Nam –Việt Nam còn có một tiềm năng rất lớn là mạng lưới chợ biên giới, tạo thêm hiệu ứng mạnh hơn cho thương mại và đầu tư song phương, mở cơ hội cho khai thác tiềm năng, thế mạnh của nhau để phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, để thương mại biên giới thực sự là kênh hợp tác kinh tế hiệu quả với Campuchia cần được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là việc nâng cấp các cặp cửa khẩu, khu hợp tác kinh tế biên giới, hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối, dịch vụ thương mại tại, làm bệ đỡ cho doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị trường Campuchia.
Quốc Đạt