• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thương mại toàn cầu tăng quá thấp

(Chinhphu.vn) - Ngày 09/3/2016, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố kết quả nghiên cứu hoạt động thương mại toàn cầu năm 2015 với nhận định, thương mại toàn cầu phục hồi dần sau khi giảm mạnh trong sáu tháng đầu năm.

14/03/2016 07:47
Các nền kinh tế mới nổi tại châu Á  là  tâm điểm  của  suy  thoái  cũng  như phục  hồi  trong  năm 2015.
Tuy nhiên, đà phục hồi này rất yếu ớt, nên nhập khẩu toàn cầu năm 2015 chỉ tăng 1,7%, thấp hơn kết quả tăng 3% trong năm 2014.

Hoạt động thương mại toàn cầu năm 2015 phản ánh nhu cầu yếu ớt kéo dài và những thay đổi về thương mại toàn cầu, cùng với xu hướng giảm giá của các mặt hàng hóa chủ chốt và kinh tế Trung Quốc đang chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động thương mại tăng chậm bắt nguồn từ xu hướng  giảm  tốc từ đầu  những  năm  2000,  nhất  là  từ khi  xảy  ra  khủng  hoảng  tài chính toàn cầu 2008-2009. Kết quả phát triển này phản ánh tác động phối hợp giữa những yếu tố cũ và mới mang tính chu kỳ cũng như những yếu tố mang tính cơ cấu, như sự phát triển tới hạn của chuỗi giá trị toàn cầu và xu hướng tăng chậm của quá trình tự do hóa thương mại.

Trong những năm trước, nhu cầu nhập khẩu yếu ớt chủ yếu liên quan đến các nước phát triển, trái với xu hướng trong năm 2015 là liên quan đến các nền kinh tế mới nổi. Các nền kinh tế mới nổi tại châu Á đã tạo ra khoảng 1/4 thương mại  toàn  cầu  và  cũng  là  tâm điểm  của  suy  thoái  cũng  như phục  hồi  trong  năm 2015.

Trong sáu tháng đầu năm 2015, xuất khẩu và nhập khẩu của các nước mới nổi châu Á giảm tương ứng 5,1% và 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong sáu tháng cuối năm 2015, xuất khẩu của các nước mới nổi châu Á bị đình trệ và giảm dần cho tới cuối năm, trong khi nhập khẩu tăng nhẹ.

Trong tổng mức suy giảm nhập khẩu toàn cầu, nhập khẩu của các nước mới nổi châu Á đóng góp tới 94%. Tuy nhiên, những khu vực khác trên thế giới cũng đóng vai trò nhất định. Cụ thể là, tăng trưởng thương mại yếu ớt tại Mỹ Latinh, châu Âu và Trung Á là do nhập khẩu thấp đã tác động đến các nước xuất khẩu hàng hóa như Brazil và CHLB Nga.

Trong đó, các nước Mỹ Latinh đóng góp 6% trong tổng mức suy giảm nhập khẩu toàn cầu. Trong sáu tháng đầu năm 2015, nhập khẩu của các nước Mỹ Latinh giảm tới 0,7% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu của các nước Đông Âu và Trung Á giảm khoảng 3,7%.

Ngoại trừ Nhật Bản, xuất nhập khẩu của các nước phát triển giảm không đáng kể, nhưng hoạt động khá trầm lắng.

Ngoài ra, giá cả hàng hóa ở mức thấp và kinh tế Trung Quốc đang chuyển đổi cũng là hai yếu tố hình thành nhu cầu nhập khẩu yếu ớt tại các nền kinh tế mới nổi. Trong đó, giá cả hàng hóa thấp đã làm giảm thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, buộc những quốc gia này phải giảm quy mô nhập khẩu từ những thị trường khác, trong đó có Trung Quốc.

Cùng với sản xuất công nghiệp yếu ớt, việc Trung Quốc đang chuyển dần từ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này từ những quốc gia và khu vực khác, kể cả những nước sản xuất hàng hóa.

Trong sáu tháng đầu năm 2015, nhập khẩu của Trung Quốc giảm tới 15%, chiếm trên 50% mức suy giảm nhập khẩu toàn cầu. Trong sáu tháng cuối năm, nhập khẩu của  quốc  gia  này đã  phục  hồi  trở lại  với  kết  quả tăng  11%  so  với  cùng  kỳ năm trước, đóng góp 1/3 vào tăng trưởng nhập khẩu toàn cầu. Nếu nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2015 không giảm, hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên toàn cầu có thể tăng 2,1%, chứ không chỉ tăng 1,7%.

Nhìn chung, quá trình chuyển đổi kinh tế tại Trung Quốc đang tác động đến mô hình sản xuất, kinh doanh tại các nước Đông Á và nhiều nước khác, qua đó sẽ làm thay đổi trong ngành công nghiệp chế tạo và kinh doanh dịch vụ. Các nhà sản xuất, nhất là tại châu Á đang chịu tổn thất rất lớn do xuất khẩu giảm sút. Do đà suy giảm này tập trung trong khu vực công nghiệp của Trung Quốc, cả về tốc độ nhập khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu, nên tác động đến thương mại phần nào đã tăng thêm.

Tuy nhiên, trong dài hạn, quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng tại Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, làm thay đổi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Một phần nhu cầu này được đáp ứng bằng hoạt động nhập khẩu, nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc đã tăng từ 15% vào đầu năm 2011 lên gần 22% trong sáu tháng đầu năm 2015.

Trong dài hạn, thu nhập tăng dần tại Trung Quốc có thể thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tại các nước có chi phí thấp hơn. Xu hướng tái cân bằng này cũng có tác dụng thay đổi nhu cầu về hàng hóa sang dịch vụ, và nhập khẩu dịch vụcó thể tăng nhanh nếu thị trường dịch vụ thông thoáng hơn.

TS. Hoàng Thế Thỏa